Chảy máu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chảy máu


Chảy máu hay còn gọi là xuất huyết, là chảy máu từ một mạch máu bị tổn thương. Xuất huyết có thể từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Các loại xuất huyết bao gồm từ nhẹ đến nặng như bầm tím, xuất huyết não.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu

Triệu chứng xuất huyết khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của nó. Ví dụ, với một vết bầm tím, có thể chỉ thấy khó chịu nhẹ so với chấn thương ở đầu, xuất huyết trong não có thể gây nhức đầu, nhưng ở ngực có thể gây khó thở.

Tác động của chảy máu đối với sức khỏe

Mất máu nghiêm trọng có thể khiến cảm thấy:

  • Thân nhiệt giảm, trở nên mát lạnh hơn;
  • Chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Hụt hơi;
  • Suy giảm sức lực.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chảy máu

Nếu xuất huyết nặng không được điều trị, có thể gặp phải:

Tức ngực;

Nhịp thở hoặc nhịp tim nhanh hơn;

Suy nội tạng;

Co giật;

Sốc;

Hôn mê hoặc tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Những ai có nguy cơ mắc phải chảy máu?

Những người có rối loạn đông máu thường có nguy cơ xuất huyết cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chảy máu

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chảy máu, bao gồm:

Nhiễm trùng, sốc hoặc bị sốt.

Chảy máu do chấn thương nghiêm trọng.

Bị tác dụng phụ của một số thuốc.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra xuất huyết, bao gồm:

Sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá kéo dài (xuất huyết não);

Rối loạn đông máu;

Bệnh ung thư;

Bệnh ưa chảy máu;

Bệnh bạch cầu;

Bệnh gan;

Rong kinh, chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài;

Giảm tiểu cầu, số lượng tiểu cầu trong máu thấp;

Bệnh VonWillebrand;

Thiếu vitamin K;

Chấn thương não;

Diverticulosis ruột kết;

Ung thư phổi;

Tổn thương nội tạng;

Rối loạn di truyền, chẳng hạn như bệnh ưa chảy máu và bệnh giãn mạch máu do di truyền;

Chấn thương, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết thương đâm thủng, gãy xương hoặc chấn thương sọ não;

Sốt xuất huyết do virus.

Tùy thuộc vào vị trí hoặc nguyên nhân, xuất huyết có thể được gọi là:

Vết bầm tím hoặc tụ máu.

Hemothorax, tụ máu giữa thành ngực và phổi.

Xuất huyết nội sọ.

Chảy máu cam.

Các đốm xuất huyết, những chấm nhỏ li ti trên da có thể có màu tím, đỏ hoặc nâu.

Băng huyết sau sinh, ra máu nhiều hơn bình thường sau khi sinh nở.

Xuất huyết dưới nhện, một loại đột quỵ có thể do chấn thương đầu.

Xuất huyết dưới kết mạc, mạch máu trong mắt bị vỡ.

Tụ máu dưới màng cứng , máu rò rỉ vào màng cứng, màng giữa não và hộp sọ.

Các loại thuốc

Một số loại thuốc và một số phương pháp điều trị có thể làm tăng khả năng chảy máu, hoặc thậm chí gây chảy máu bao gồm:

Chất làm loãng máu;

Kháng sinh;

Xạ trị;

Aspirin và các NSAID khác.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chảy máu

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

Tham khảo bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.

Phương pháp phòng ngừa chảy máu hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Tránh chấn thương.

Thường xuyên kiểm tra rối loạn đông máu nếu có tiền sử bị rối loạn đông máu, các bệnh về máu hoặc dùng thuốc có nguy cơ bị xuất huyết.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chảy máu

Cận lâm sàng

Xét nghiệm công thức máu, đặc biệt là các yếu tố đông máu, thời gian Thromboplastin.

Chẩn đoán hình ảnh

Nếu chảy máu là do chấn thương thì chẩn đoán hình ảnh có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán như CT, MRI, siêu âm,…

Phương pháp điều trị chảy máu hiệu quả

Điều trị xuất huyết phụ thuộc vào:

Vị trí xuất huyết trong cơ thể.

Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng như thế nào.

Lượng máu bị mất.

Tình trạng tổng thể của người đó như thế nào (ví dụ, các triệu chứng hoặc các chấn thương khác).

Đôi khi, chảy máu bên ngoài có thể được cầm máu bằng cách sơ cứu:

Dùng tay ấn lên vết thương.

Tìm một miếng băng (vải sạch) và ấn vào vết thương.

Buộc garo gần vết thương.

Liên hệ cơ sở y tế để được chăm sóc tốt hơn.



Chat with Zalo