Bong gân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị


Bong gân là chấn thương thường hay gặp. Chúng xảy ra khi dây chằng xung quanh một trong các khớp của bạn bị kéo căng hoặc rách. Nguyên nhân phổ biến nhất gây bong gân là chấn thương do chơi thể thao hoặc té ngã.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bong gân

Các triệu chứng của bong gân bao gồm:

  • Đau;
  • Sưng tấy;
  • Bầm tím hoặc đổi màu;
  • Chuột rút;
  • Giảm phạm vi vận động khớp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bong gân nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Nhưng chấn thương gây bong gân cũng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn:

  • Không thể di chuyển được;
  • Đau không chịu được;
  • Sốt cao;
  • Có cảm giác tê chân hay ở bất kỳ phần nào của vùng bị thương.

Những ai có nguy cơ mắc phải bong gân?

Bất kỳ ai cũng có thể bị bong gân, nhưng một số người có nhiều khả năng bị bong gân hơn, bao gồm:

  • Vận động viên;
  • Người lao động làm công việc đòi hỏi sức lực;
  • Những người có sở thích hoặc hoạt động đòi hỏi họ phải thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bong gân

Một số yếu tố dường như làm tăng nguy cơ phát triển chứng bong gân, bao gồm:

  • Điều kiện môi trường: Bề mặt trơn trượt hoặc không bằng phẳng có thể khiến bạn dễ bị thương hơn.
  • Yếu cơ: Cơ không có lực sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho khớp của bạn.
  • Thiết bị hỗ trợ kém: Giày dép hoặc thiết bị thể thao khác không vừa vặn hoặc bảo dưỡng kém có thể làm tăng nguy cơ bong gân.

Bất cứ điều gì buộc khớp của bạn phải di chuyển quá nhiều hoặc quá xa đều có thể gây bong gân. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Chấn thương thể thao.
  • Trượt chân và bất ngờ vấp ngã.
  • Lật mắt cá chân hoặc trẹo đầu gối khi đi bộ, chạy hoặc nhảy.
  • Chấn thương do lặp đi lặp lại (sử dụng khớp quá mức hoặc thực hiện động tác lặp đi lặp lại khi làm việc, chơi thể thao).
Bong gân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Chấn thương do chơi thể thao là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bong gân

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bong gân

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi cho đến khi khớp lành, tránh các hoạt động mạnh có thể gây tổn thương thêm.
  • Lựa chọn giày phù hợp hoàn cảnh và vừa vặn với chân bạn.
  • Tránh đi giày cao gót.
  • Tự theo dõi các triệu chứng, nếu vết thương càng ngày càng nặng hơn, sưng đau nhiều hơn, sốt cao thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.

Chế độ dinh dưỡng: Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể nào cho tình trạng bong gân, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe chung của bạn.

Phòng ngừa bong gân

Các biện pháp giúp phòng ngừa bong gân bao gồm:

  • Đeo thiết bị bảo vệ thích hợp.
  • Tránh đi giày cao gót.
  • Cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau hoạt động mạnh.
  • Khởi động và giãn cơ trước khi chơi thể thao hoặc tập luyện.
  • Làm mát và giãn cơ sau khi hoạt động thể chất.
  • Đảm bảo nơi bạn làm việc và nhà cửa của bạn không có đồ đạc bừa bộn có thể khiến mọi người vấp ngã.
  • Luôn sử dụng các công cụ hoặc thiết bị phù hợp tại nhà để với tới đồ vật. Không bao giờ đứng trên ghế, bàn hoặc mặt bàn bếp.
  • Sử dụng gậy hoặc khung tập đi nếu bạn gặp khó khăn khi đi bộ hoặc có nguy cơ té ngã cao.
Bong gân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 7
Khởi động trước khi tập luyện để giảm nguy cơ bong gân

Xem thêm: 

  • Người bị bong gân nên ăn gì để nhanh khỏi?
  • Những cách xử lý và bài tập phục hồi bong gân cổ chân
  • Làm sao để phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao?

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm bong gân

Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sưng tấy và các điểm đau ở chi bị ảnh hưởng. Vị trí và cường độ đau có thể giúp xác định mức độ và bản chất của tổn thương.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vào xét nghiệm để giúp xác định chẩn đoán bao gồm:

  • Chụp X-quang.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Siêu âm.

Các bác sĩ sẽ phân loại bong gân dựa trên mức độ nghiêm trọng của chúng:

  • Bong gân độ 1 (nhẹ): Dây chằng không bị rách hoặc chỉ bị rách rất ít.
  • Bong gân độ 2 (trung bình): Dây chằng của bạn bị rách một phần, nhưng không rách hoàn toàn.
  • Bong gân độ 3 (nặng): Dây chằng của bạn bị rách hoàn toàn.
Bong gân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Trong trường hợp chấn thương nặng, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI

Điều trị bong gân

Nội khoa

Sau khi đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, bạn sẽ có thể điều trị các triệu chứng bong gân tại nhà bằng cách làm theo phương pháp RICE:

  • Nghỉ ngơi (Rest): Tránh các hoạt động gây ra chấn thương của bạn. Cố gắng không sử dụng phần cơ thể bị thương trong khi nó đang lành lại.
  • Đá (Ice): Chườm lạnh lên vết thương của bạn 15 phút mỗi lần, vài lần một ngày. Bọc túi chườm đá trong khăn hoặc vải mỏng để chúng không chạm trực tiếp vào da bạn.
  • Nén (Compression): Quấn băng thun quanh khớp bị thương để giúp giảm sưng. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách quấn băng nén an toàn.
  • Nâng cao (Elevation): Giữ khớp của bạn cao hơn tim thường xuyên nhất có thể.

Các phương pháp điều trị khác mà bạn có thể cần bao gồm:

  • Một thanh nẹp hoặc nẹp hỗ trợ khớp của bạn và giữ cố định khớp.
  • Một chiếc giày đi bộ.
  • Nạng.
  • Vật lý trị liệu.
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm thuốc giảm đau NSAID như Acetaminophen, Ibuprofen để giúp giảm đau kháng viêm cho bạn.
Bong gân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 6
Chườm đá là phương pháp giúp giảm sưng đau ở những ngày đầu bị bong gân

Ngoại khoa

Rất hiếm khi cần phẫu thuật sau khi bị bong gân. Bạn có thể cần phẫu thuật khi bị bong gân nghiêm trọng hoặc các chấn thương khác như gãy xương hoặc trật khớp. Một số người cần phẫu thuật nếu họ bị bong gân cùng một khớp nhiều lần. 



Chat with Zalo