Viêm gan do rượu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán


Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gan như: Siêu vi, khiếm khuyết về di truyền, do thuốc, hóa chất… và nguyên nhân từ việc uống rượu hay được đề cập đến. Rượu bia là một trong nhiều chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ. Ở nước ta, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh gan do rượu có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.

Những triệu chứng của bệnh gan do rượu 

Triệu chứng của bệnh gan do rượu có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Vàng da: Làm vàng da và mắt.
  • Đau bụng và sưng tấy: Thường xảy ra ở phía trên bên phải của bụng.
  • Mệt mỏi mãn tính: Cảm thấy mệt mỏi bất thường suốt thời gian.
  • Buồn nôn và nôn: Dạ dày thường xuyên bị rối loạn.
  • Chán ăn: Dẫn đến sụt cân.
  • Dễ bầm tím hoặc chảy gây rối loạn đông máu
  • Lú lẫn hoặc khó khăn trong suy nghĩ: Xảy ra khi các độc tố tích tụ trong máu mà gan không thể lọc sạch.
  • Sưng ở chân và mắt cá chân: Do giữ nước trong cơ thể.

Các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi bệnh tiến triển, vì vậy việc chẩn đoán sớm và quản lý bệnh là rất quan trọng để ngăn chặn tổn thương gan tiếp tục.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm gan do rượu

Các yếu tố nguy cơ:

K4. Số lượng và thời gian sử dụng rượu là những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sự phát triển của ALD và những tác hại tiềm tàng của việc sử dụng rượu phải là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục sức khoẻ về gan.

K5. Sử dụng rượu hàng ngày và say làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan tiến triển ở những người mắc bệnh gan tiềm ẩn không phải ALD. Vì vậy, những bệnh nhân đã biết có bệnh gan nên được tư vấn về tác hại của việc sử dụng rượu.

K6. Không có đủ dữ liệu để xác định liệu uống rượu say mà không sử dụng nhiều hàng ngày có dẫn đến các dạng ALD tiến triển hay không.

K7. Tất cả các loại rượu đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan.

K8. Các biến thể di truyền của a-1 antitrypsin, PNPLA3, TM6SF2, và MBOAT7 có liên quan đến nguy cơ mắc ALD.

R1. Ở những bệnh nhân nghiện rượu nặng, nên kiêng sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào, do nguy cơ mắc bệnh xơ gan cao hơn (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng rất thấp).

R2. Ở những người béo phì, nên tránh uống rượu (khuyến nghị mạnh, mức độ bằng chứng vừa phải).

R3. Để hỗ trợ tối ưu hóa cân nặng và kiểm soát lượng đường máu ở những người mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường typ 2, nên kiêng sử dụng rượu (khuyến cáo có điều kiện, mức độ bằng chứng rất thấp).

R4. Ở những bệnh nhân đang trải qua hoặc có tiền sử phẫu thuật cắt dạ dày, nên tránh sử dụng rượu nặng (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng rất thấp).

R5. Ở những bệnh nhân bị nhiễm HCV mạn tính, nên tránh uống rượu (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng cao)

R6. Ở những bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính, nên tránh uống rượu (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng thấp).

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gan do rượu 

Uống rượu với số lượng nhiều và thời gian dài có liên quan tỷ lệ bệnh gan do rượu (khoảng 80g mỗi ngày đối với nam giới và 20g mỗi ngày đối với phụ nữ).

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gan do rượu 

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tập luyện hợp lý, vận động phù hợp với cơ thể.
  • Kiêng uống rượu là cách duy nhất để một người có cơ hội hồi phục. Cai rượu một cách an toàn.

Phương pháp phòng ngừa bệnh gan do rượu hiệu quả

Cách duy nhất để phòng ngừa viêm gan do rượu là không uống tất cả các loại rượu. Đối với trường hợp nghiện rượu, cần đến các trung tâm hỗ trợ cai rượu.

Nếu đã bị nhiễm virus viêm gan C, bạn không nên uống rượu để giảm nguy cơ viêm gan nặng hơn và xơ gan.

Những người thường xuyên uống rượu nên đi xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm những tổn thương gan.

Một số nghiên cứu kết luận rằng uống cà phê có thể giúp gan phòng chống được những tác hại gây ra do uống rượu. Nguy cơ viêm gan mãn tính và xơ gan do rượu sẽ giảm đi nếu người uống rượu uống thêm một vài ly cà phê mỗi ngày. Cơ chế hoạt động và bảo vệ gan của cà phê hiện chưa được biết rõ.

Mặc dù có tác dụng bảo vệ gan nhưng chúng ta không thể tăng lượng cà phê tỷ lệ thuận với lượng rượu uống vào. Cách tốt nhất cho người uống rượu có lẽ là nên giảm dần lượng rượu và thay vào đó là tăng dần thói quen uống cà phê.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh gan do rượu 

Bệnh gan do rượu không dễ chẩn đoán. Chẩn đoán chính xác nhất là phương pháp sinh thiết gan.

Viêm gan do rượu là tổn thương nặng có thể gặp nhiều thay đổi các chỉ số xét nghiệm. Không có xét nghiệm nào là đặc hiệu cho tổn thương của bệnh gan do rượu, cần phải kết hợp nhiều thông số.

Hội chứng hủy hoại tế bào gan transaminase thường tăng nhất là tăng AST. Tỷ lệ AST/ALT thường > 2. Chỉ số AST/ALT > 3 lần là gợi ý tổn thương gan do rượu mức độ nặng.

Số lượng bạch cầu, đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao. Creatinin huyết thanh tăng.

Nhóm xét nghiệm giúp chẩn đoán các nguyên nhân viêm gan khác có thể đồng thời xảy ra trên nền viêm gan do rượu. Khi viêm gan do rượu kết hợp với các viêm gan khác thường là yếu tố tiên lượng nặng.

Phương pháp điều trị bệnh gan do rượu hiệu quả

Ngừng rượu

Đây là phương pháp điều trị chính và quyết định thành công của các liệu pháp điều trị. Ngừng rượu có thể cải thiện triệu chứng 66% số bệnh nhân. 

Chế độ dinh dưỡng

Cần cung cấp chế độ ăn giàu calo, giàu dinh dưỡng, giàu vitamin cho bệnh nhân bệnh gan do rượu.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý tùy vào cân nặng, tình trạng sức khỏe, hoạt động thể lực.

Tất cả các bệnh nhân bệnh gan do rượu đều có tính trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt nhiều loại vitamin và muối khoáng. Cần bổ sung thêm vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B, folate, kẽm.

Chế độ ăn cung cấp giàu dinh dưỡng và vitamin sẽ hạn chế quá trình dị hóa của cơ thể cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Trong các trường hợp bệnh nặng cần cung cấp dinh dưỡng theo cả đường truyền tĩnh mạch và đường ăn qua sonde. Nuôi dưỡng bằng sonde cho kết quả tỷ lệ sống sau 1 tháng không cao hơn liệu pháp điều trị corticoid nhưng làm giảm tỷ lệ tử vong và giảm số bệnh nhân nhiễm trùng khi theo dõi 1 năm trong nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên

Nuôi dưỡng qua sonde trung bình (2.000 kcal/ngày), sonde dùng nuôi dưỡng có khẩu kính nhỏ và bệnh nhân chịu đựng tốt hầu như không gây các tai biến. Để điều trị thành công cần thường xuyên đánh giá bilan dinh dưỡng, tính đủ tỷ lệ calo, muối nước, vitamin, tránh đưa thừa có thể làm tăng nguy cơ hội chứng não gan, thiếu sẽ làm tăng quá trình dị hóa cơ thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Tóm tắt hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh gan do rượu ACG năm 2024

R- Ở những người trưởng thành được sàng lọc về việc sử dụng rượu, nên sử dụng các công cụ sàng lọc ngắn gọn (khuyến nghị mạnh, chất lượng bằng chứng cao).

K- Nên thực hiện sàng lọc tiêu chuẩn đối với AUD tại mọi cuộc thăm khám y tế, trên nhiều cơ sở lâm sàng khác nhau, bao gồm cả cơ sở chăm sóc ban đầu, chú ý tiến hành sàng lọc một cách khách quan.

K- Dấu ấn sinh học về rượu có thể là một công cụ bổ trợ hữu ích cho các cuộc khảo sát sử dụng rượu, (mức độ bằng chứng vừa phải).

R- Ở những bệnh nhân mắc ALD và AUD, nên kết hợp các biện pháp can thiệp tạo động lực ngắn gọn vào chăm sóc lâm sàng (khuyến cáo mạnh, chất lượng bằng chứng thấp).

R- Ở những bệnh nhân mắc ALD còn bù, nên sử dụng baclofen như một lựa chọn để điều trị AUD (khuyến cáo mạnh, mức độ bằng chứng vừa phải).

Sử dụng Baclofen trong thời gian trung bình 5 - 8 tháng đã được chứng minh là làm giảm việc sử dụng rượu một cách an toàn ở bệnh nhân mắc AH và tăng tỷ lệ cai rượu ở những người mắc bệnh xơ gan ALD. Thuốc được bắt đầu với liều 5 mg 3 lần một ngày, với mức tăng liều trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày dựa trên khả năng dung nạp của bệnh nhân đến liều tối đa 15 mg 3 lần một ngày.

R- Ở những bệnh nhân ALD còn bù, acamprosate hoặc naltrexone như một lựa chọn để điều trị AUD (khuyến cáo có điều kiện, mức độ bằng chứng rất thấp).

Nếu sử dụng acamprosate, cần thận trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh thận đồng thời, điều chỉnh liều nếu độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 30 đến 50 và tránh dùng nếu dưới 30 mL/phút. Cả hai dạng naltrexone tác dụng ngắn hạn và dài hạn đều có thể được sử dụng ở những người mắc ALD sớm và ở những người bị xơ gan còn bù nhưng nên tránh sử dụng ở những bệnh nhân bị xơ gan mất bù hoặc suy gan và sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh thận.

R- Ở những bệnh nhân ALD còn bù, nên sử dụng gabapentin hoặc topiramate như một lựa chọn để điều trị AUD (khuyến cáo có điều kiện, mức độ bằng chứng rất thấp).

R- Không nên sử dụng Disulfiram trong điều trị AUD dọc theo bất kỳ phổ ALD nào (khuyến cáo có điều kiện, mức độ bằng chứng rất thấp).

K- Hội chứng cai rượu (AWS) ở những người AUD và ALD nên được đánh giá và điều trị. Bác sĩ cần nhận biết sự khác biệt giữa AWS và bệnh não gan, hai vấn đề này có thể cùng tồn tại.

R- Ở bệnh nhân mắc ALD và AWS nặng, khuyến nghị sử dụng thận trọng các thuốc benzodiazepine như một liệu pháp điều trị, và giám sát cẩn thận do khả năng thúc đẩy làm trầm trọng thêm viêm não gan (khuyến nghị mạnh, mức độ bằng chứng trung bình).



Chat with Zalo