Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ mắc ung thư vú?
Ung thư vú cũng giống nhiều bệnh mãn tính khác, nó có rất nhiều loại, một số loại ung thư vú dễ phát hiện, trái lại cũng có những loại có thể khó chẩn đoán hơn ngay cả ở giai đoạn đầu.
Tại sao ung thư vú có thể tái phát?
Tiến sĩ Natrajan (trưởng nhóm nghiên cứu bộ gen chức năng tại Trung tâm Nghiên cứu Toby Robins về Ung thư Vú thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư ở London) cho rằng có thể do “sự kháng thuốc từ áp lực chọn lọc của liệu pháp điều trị”. Có nghĩa là, một số tế bào ung thư vú phân chia nhanh đã đột biến và kháng lại các liệu pháp điều trị ban đầu.
Tuy nhiên, những tế bào phân chia chậm cũng có thể là một trong những lý do gây tái phát. Bình thường hóa trị và xạ trị nhắm vào các tế bào đang phát triển và phân chia nhanh chóng, nhưng cũng có những tế bào ung thư phát triển chậm hơn chưa bị phát hiện ra, do đó chúng có thể đột biến và bắt đầu phát triển trở lại.
Một số tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác của cơ thể rồi bước vào trạng thái im lìm, có nghĩa là chúng có thể phát triển và phân chia, nhưng hiện tại đang “ngủ”. Đôi lúc phải nhiều năm sau cuộc điều trị ung thư ban đầu, các tế bào không hoạt động mới “thức giấc” và làm phát sinh các khối u mới ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Những khối u này cũng có thể thuộc loại khác so với khối u cũ.
Ung thư tái phát: Kiến thức là sức mạnh
Làm thế nào để người ta có thể đối phó và giảm nguy cơ ngăn chặn ung thư tái phát?
Điều quan trọng là mọi người phải có hiểu biết chính xác về khả năng tái phát, từ đó lựa chọn lối sống lành mạnh trong tương lai.
Đầu tiên, biết về nguy cơ tái phát có thể giúp mọi người sớm đối phó với căn bệnh bằng cách tham khảo lời khuyên y tế ngay khi nhận thấy dấu hiệu tiềm tàng.
Những dấu hiệu tái phát ung thư vú có thể bao gồm:
- Các thay đổi đối ở vú hoặc vùng ngực sau khi phẫu thuật bảo tồn tuyến vú hoặc cắt bỏ vú, ví dụ như thay đổi kết cấu da, núm vú bị lún vào trong hoặc tiết dịch lỏng.
- Lưng, hông hoặc xương sườn trở nên đau dữ dội vào ban đêm.
- Giảm cân đột ngột và chán ăn.
Thay đổi lối sống lành mạnh
Có một số bằng chứng cho thấy các yếu tố lối sống như uống rượu, ít vận động góp phần gây ra nguy cơ ung thư vú. Trái lại, có cuộc sống lành mạnh hơn bằng cách làm quen với chế độ ăn uống cân bằng, năng vận động có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống lành mạnh sau khi được chẩn đoán ung thư vú cũng có thể giúp giảm tác dụng phụ của một số liệu pháp, ví dụ như mệt mỏi liên quan đến hóa trị, đồng thời cũng có thể giúp giảm nguy cơ tái phát. Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ khuyến nghị các bác sĩ nên tập thể dục cho những người sắp hoặc đã trải qua quá trình điều trị ung thư vú, vì như thế có thể giúp cải thiện một số tác dụng phụ.
Tự ý thức mỗi người
Chẩn đoán bị ung thư vú chắc chắn là một điều rất đáng sợ, do đó mọi người cần có kiến thức nhất định để kiểm soát và chăm sóc sức khỏe cho mình.
Các bác sĩ khuyến cáo nên tự khám vú hàng tháng. Đối với phụ nữ, các bác sĩ khuyên rằng nên tự kiểm tra từ 7 - 10 ngày sau khi bắt đầu kỳ kinh. Đồng thời cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới, chúng ta có thể phát hiện bệnh ung thư của mọi người sớm hơn rất nhiều.
“Tất cả chúng ta cần tự có ý thức: chọn một thời điểm trong tháng để kiểm tra ngực của bản thân.” - Tiến sĩ Hilary Guite - Nhà truyền thông khoa học, sức khỏe và y học tự do phát biểu.
Hà My
Nguồn ham khảo: medicalnewstoday