Vì sao bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý

Không nên quá lo lắng nếu như bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nam giới, bệnh có thể khắc phục được nếu áp dụng đúng những phương pháp điều trị để duy trì cân nặng và kiểm soát mức đường huyết ổn định. 

Vì sao bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý

Vì sao bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý 150% nam giới mắc tiểu đường sẽ mắc bệnh yếu sinh lý 

Giảm testosterone 

Dấu hiệu suy giảm testosterone rất phổ biến ở nam giới sau tuổi 30 và những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao dẫn đến bệnh huyết áp, thừa cân, béo phì từ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới.

Một số dấu hiệu thường gặp của chứng suy giảm Testosterone:

  • Rối loạn cương dương gây giảm ham muốn tình dục.
  • Giảm xuất tinh làm tăng nguy cơ hiếm muộn.
  • Thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, sức khỏe cơ bắp giảm ảnh hưởng đến sự hưng phấn trong những cuộc yêu.

Ảnh hưởng đến chức năng cương dương

Vì sao bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý 2Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 có thể gây rối loạn chức năng cương dương

Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 có thể gây biến chứng mạch máu, từ đó ảnh hưởng tới các mạch máu nhỏ tại vùng dương vật dẫn tới rối loạn chức năng cương dương. Tắc nghẽn động mạch do áp lực máu bị rối loạn làm cho lượng máu không đủ cung cung đến dương vật, làm cho nó khó cương cứng từ đó gây ra tình trạng rối loạn cương dương.

Nguyên nhân là mức đường huyết và cholesterol máu không ổn định gây ra các hàng loạt các vấn đề sức khỏe ở nam giới bao gồm rụng tóc, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục. Đây là một bệnh lý không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của nam giới tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như bản lĩnh và niềm tin của người đàn ông.

Ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng 

Lượng đường huyết cao sẽ gây ra những tổn thương cho ADN của tinh trùng, có thể gây ra tình trạng chết các tế bào tự nhiên, từ đó giảm số lượng và giảm khả năng di chuyển của tinh trùng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng gần 24% nam giới bị tiểu đường bị bất lực do lượng tinh trùng không ổn định.

Xuất tinh ngược 

Xuất tinh ngược là một trong các vấn đề có thể gặp phải ở người bệnh tiểu đường, được xem như là một biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, khiến tinh dịch được xuất tinh vào bàng quang thay vì ra khỏi dương vật khiến bạn có thể tiểu ra nước tiểu đục màu sau khi quan hệ.

Nguyên nhân là do những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có thể gây tổn hại thần kinh gây xuất tinh ngược, hoặc tác dụng phụ để điều trị bệnh tiểu đường gây trầm cảm, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới. Xuất tinh ngược là tình trạng đạt cực khoái nhưng chỉ xuất ra rất ít hoặc không xuất ra tinh dịch, là tình trạng điển hình của bệnh yếu sinh lý.

Hạ đường huyết

Một trong những biến chứng phổ biến nhất bệnh tiểu đường là hạ đường huyết, do tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu người bệnh ăn ít hơn bình thường hoặc vận động mạnh quá sức sau khi dùng thuốc trị tiểu đường.

Ngoài ra bệnh tiểu đường khiến bệnh nhân không tạo đủ insulin (tiểu đường tuýp 1) hoặc người bệnh có thể ít đáp ứng với nó (bệnh tiểu đường tuýp 2). Từ đó khiến cho glucose tích tụ trong máu, gan thận và có thể đạt đến mức cao vô cùng nguy hiểm. 

Hạ đường huyết sẽ khiến cho nhịp tim không đều, tim đập nhanh, da nhợt nhạt, run rẩy chân tay, không những ảnh hưởng đến chức năng sinh lý mà còn tác dụng xấu đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Làm sao để hạn chế ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến sức khỏe sinh lý nam giới

Vì sao bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý 3Tập thể dục thường xuyên giúp sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn

Uống nhiều nước hàng ngày giúp kiểm soát đường huyết

Lượng đường huyết tăng cao khi bị tiểu đường khiến kích thích thận đào thải nước tiểu nhiều hơn và tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn tới mất nước cơ thể. Vì thế bệnh nhân tiểu đường nên từ 1,5-2,5 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước bị mất đi, tăng lưu lượng máu từ đó ngăn cản các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.

Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Bổ sung nhiều chất xơ giúp đường huyết ổn định hơn đồng thời kích thích hoạt động co bóp của ruột, đồng thời giúp insulin hoạt động tốt hơn và làm thức ăn chậm xuống ruột hơn, giúp đường máu sau ăn không tăng nhanh. Vì thế bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây có vỏ, các loại đậu, khoai, gạo lứt để bổ sung ít nhất 25g chất xơ hàng ngày.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chia nhỏ các bữa ăn, khoảng 5- 6 bữa 1 ngày với lượng calo phân bổ trong các bữa ăn hợp lý, ăn đúng giờ và đều đặn giữa các bữa. Uống nhiều cafe, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn nhanh càng dễ khiến cơ thể khó ổn định đường huyết hơn.

Không dùng đồ ăn, đồ uống có đường hóa học như nước ngọt có gas, bánh kẹo, bia rượu, sữa chế biến, trái cây đóng hộp…để giảm nguy cơ bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Tập thể dục thường xuyên hoặc thiền để giúp sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn.

Tập thể dục mỗi buổi sáng rất tốt cho tim, đồng thời giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng hơn, giảm lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường không nên tập những môn thể thao nặng mà nên rèn luyện sức khỏe thông qua việc chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội. Ngoài ra tập thể dục còn giúp tinh thần tốt hơn, giảm căng thẳng tâm lý, stress ở bệnh nhân tiểu đường.

Kiểm soát tốt stress 

Nên có lối sống lạc quan, thư giãn, vui chơi, giải trí lành mạnh để tránh bị stress, nếu cơ thể bị căng thẳng kéo dài sẽ tăng tiết cortisol làm giảm nhạy insulin, dẫn tới đường huyết có xu hướng gia tăng.

Tự theo dõi đường huyết tại nhà

Mua máy đo lượng đường huyết để tự đo cho bản thân tại nhà, nếu xuất hiện bất thường nên báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo