Vết thương ở lòng bàn chân có nguy hiểm không?
Xử lý và chăm sóc đúng cách vết thương ở lòng bàn chân sẽ giúp người bệnh tránh khỏi được các biến chứng nguy hiểm của tình trạng này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất nhé!
Vết thương ở lòng bàn chân có đặc điểm gì?
Vết thương ở lòng bàn chân chịu nhiều tác động bên ngoài vì chúng ta thường xuyên đi lại, nên nếu không được phát hiện sớm, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số đặc điểm ở lòng bàn chân bạn cần phải quan sát khi bị thương như: Chảy máu, sưng tấy, da ở lòng bàn chân có sự thay đổi màu, nhiệt độ bàn chân lạnh nóng bất thường, có mùi hôi khó chịu không biến mất ngay cả khi rửa chân, có nước, dịch chảy ra từ lòng bàn chân…
Cũng có trường hợp bệnh nhân sẽ không nhận biết được đặc điểm vết thương rõ ràng, thậm chí đến khi vết thương bị nhiễm trùng thì các triệu chứng mới xuất hiện. Dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng thường là:
- Người bệnh sốt cao trên 38 độ C.
- Vết thương ăn sâu, tạo lỗ ở lòng bàn chân.
- Chảy dịch mủ màu xanh vàng và bốc mùi hôi khó chịu.
- Kết vảy đen xung quanh vết thương.
Các đặc điểm của vết thương ở lòng bàn chân
Vết thương ở lòng bàn chân có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng da
Vết thương ở lòng bàn chân thường có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng vì những vật đâm vào chân có thể chứa nhiều vi khuẩn. Bên cạnh đó, nếu vết thương do biến chứng của bệnh tiểu đường thì càng dễ nhiễm trùng hơn. Đường máu cao sẽ ức chế hoạt động của bạch cầu, hàng rào miễn dịch yếu đi và khó tiêu diệt vi khuẩn hơn. Do đó, vết thương ở lòng bàn chân thường lâu lành, dễ nhiễm trùng tạo ra các ổ loét, hoại tử.
Vết thương ở lòng bàn chân có nguy cơ nhiễm trùng cao
Áp xe
Nếu vết thương ở lòng bàn chân hình thành ở sâu dưới cơ hay thậm chí đến xương, nó sẽ tạo nên các lỗ thủng chứa mủ gọi là áp xe. Hiện tượng này thường xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô cơ, mô xương nhiễm trùng để xử lý các ổ áp xe này.
Hoại tử
Nếu vết thương ở lòng bàn chân quá nặng, nó có thể gây ra hoại tử. Các mô chết dần, tạo thành vảy đen quanh vết thương. Hoại tử là tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe, bên cạnh biểu hiện ngoài da, nó còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, buồn nôn,… Trong nhiều trường hợp, để ngăn hoại tử không lây lan sang các vùng da khác, bác sĩ sẽ tiến hành tháo cụt để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
Cách xử lý vết thương ở lòng bàn chân an toàn
Xử lý vết thương đúng cách là việc rất quan trọng để đảm bảo các biến chứng không xảy ra. Nếu chẳng may bạn giẫm phải những vật sắc nhọn hay lòng bàn chân bị thương bởi 1 lý do nào khác, hãy thực hiện theo các bước sau:
Làm sạch vết thương và loại bỏ dị vật ở lòng bàn chân
Với vết thương ở lòng bàn chân, làm sạch nó là điều đầu tiên cần thực hiện. Thông thường bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa sạch vùng da bị thương. Nhưng đối với các vết thương ở lòng bàn chân, vị trí rất dễ bị nhiễm trùng thì nước muối vẫn chưa đủ. Bạn nên sử dụng các dung dịch làm sạch vết thương chuyên dụng để làm vệ sinh tốt hơn.
Ngoài ra, nếu vết thương gây ra bởi vật sắc nhọn như mảnh thủy tinh, đinh, gai,... thì bạn cần loại bỏ dị vật bám trên vùng da bị thương. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện với các mảnh vụn nhỏ, cắm không sâu và phải thật cẩn thận để không làm dị vật lún sâu vào vết thương, làm nó nghiêm trọng hơn.
Loại bỏ dị vật ở lòng bàn chân trước khi băng bó
Cầm máu
Nếu vết thương ở lòng bàn chân bạn có chảy máu, cầm máu là việc rất quan trọng. Dùng một chiếc khăn sạch ấn lên vết thương để máu ngừng chảy. Nếu máy chảy quá nhiều, tốc độ nhanh thì bạn có thể dùng tay giữ chặt vết thương đồng thời nâng chân lên cao. Ngược chiều trọng lực nên nó sẽ giúp cầm máu tốt hơn.
Băng bó vết thương
Sau khi đã làm sạch, sát khuẩn và cầm máu vết thương ở lòng bàn chân, bạn nên tiến hành băng bó nó. Vì chúng ta thường xuyên đi lại, tiếp xúc với nhiều tác nhân bên ngoài môi trường nên nó rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường, bạn có thể dùng băng gạc để bảo vệ vết thương. Băng dán có gạc Urgosterile có khả năng dung nạp cao với da, bám chắc 4 bên, hấp thu dịch từ vết thương nên giúp vết thương luôn được thông thoáng.
Băng gạc Urgosterile được ưa chuộng trên thị trường bởi các ưu điểm nổi bật như:
- Là băng cá nhân vô trùng, dùng ngay cho các vết thương có diện tích lớn như các vết thương do phẫu thuật, khâu, chấn thương.
- Urgosterile có độ dung nạp cao trên da, hút dịch tiết ra từ vết thương, giúp vết thương thông thoáng.
- Bảo vệ vết thương hiệu quả nhờ khả băng bám dính tốt ở cả 4 mặt.
- Chất keo không gây hại cho da, thích hợp với da nhạy cảm, da mỏng.
- Co giãn: Thích hợp ở mọi vị trí trên cơ thể kể cả những vùng như vai, khuỷu tay và đầu gối.
- Gạc không dính vết thương: Giúp thay băng dễ dàng, không làm tổn thương mô tân sinh (mô mới), giúp tiến trình lành vết thương được thuận lợi, giảm thiểu đau đớn cho người dùng.
- Thiết kế đựng trong từng bao riêng tiện lợi.
- Gạc vô trùng an toàn khi sử dụng.
- Thao tác sử dụng đơn giản.
Băng bó vết thương bằng băng dán có gạc Urgosterile
Vết thương ở lòng bàn chân có nguy cơ biến chứng rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Hy vọng những thông tin mà Hà An Pharmacy chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xử lý tốt các vết thương ở lòng bàn chân và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp