Tư vấn: trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành đều có nguy cơ mắc phải. Vậy bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì thì tốt?
![Tư vấn: trào ngược dạ dày uống thuốc gì 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trao_nguoc_da_day_uong_thuoc_gi_1_3ce68b4793.jpg)
Việc sử dụng các loại thuốc ức chế tiết axit làm giảm nhanh các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Hiện nay, xu hướng điều trị ngay từ giai đoạn ban đầu bằng các thuốc ức chế bơm proton với liều chuẩn hằng ngày, trong 2 - 4 ngày đầu được các bác sĩ khuyên dùng. Sau khi dùng thuốc, các triệu chứng giảm nhanh, đa số ổn định lâu, hiệu quả liền sẹo lóet cao. Vậy, cụ thể trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
Omeprazole 20mg
Thuốc trào ngược dạ dày Omeprazol có tác dụng ức chế quá trình tiết axit mạnh, có thể tạo ra vô toan. Các triệu chứng lâm sàng của trào ngược dạ dày hết ngay từ những ngày đầu khi dùng thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng omeprazole 20 mg có thể làm giảm axit kéo dài dẫn đến làm tăng gastrin máu. Mức gastrin sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi ngưng sử dụng thuốc vài tuần. Một số các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc. đó là tiêu chảy, táo bón, đau đầu.
Lansoprazole
Một loại thuốc ức chế bơm proton nữa là Lansoprazole. Sau khi sử dụng loại thuốc này trong vòng 8 tuần đầu, tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày đạt 89 - 92% và diệt vi khuẩn HP đạt 21 - 43%. Thuốc này ít gây tác dụng phụ, nếu gặp thì chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn, đi ngoài.
![Tư vấn: trào ngược dạ dày uống thuốc gì 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trao_nguoc_da_day_uong_thuoc_gi_2_ff313889c7.jpg)
Pantoprazole
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Nên uống Pantoprazole, bởi đây là loại thuốc ức chế bơm proton được dung nạp tốt giúp liền sẹo nhanh, ít tác dụng phụ.
Rabeprazole
Thuốc trị trào ngược dạ dày này có tác dụng ức chế tiết axit mạnh hơn omeprazole. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
Esomeprazole
Loại thuốc này có tác dụng ức chế tiết axit kéo dài nhờ có đồng phân quang học S trong công thức không bị chuyển hóa bởi hệ men cytochrom P450 trong gan. Thuốc hiếm gây tác dụng phụ, nếu có chủ yếu là nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.
Trường hợp có nhiễm Helicobacter pylori (HP)
Bệnh nhân có thể diệt HP với phác đồ 3 thuốc ngắn ngày, sau đó tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton dài ngày, tùy cơ địa từng người bệnh.
Việc sử dụng các loại thuốc trên cần đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng, tránh các tác dụng phụ nguy hiểm do dùng quá liều thuốc hoặc không đạt hiệu quả cao do dùng thiếu liều quy định. Ngoài ra, vì trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh rất dễ tái phát. Do đó, sau khi ngưng dùng thuốc thì bệnh nhân cần phải thăm khám định kỳ thường xuyên và làm các xét nghiệm khi cần thiết.
![Tư vấn: trào ngược dạ dày uống thuốc gì 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trao_nguoc_da_day_uong_thuoc_gi_3_fa3867957d.jpg)
Ngoài việc điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực, bao gồm: hạn chế tiêu thụ chất béo, mỡ, gia vị cay và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… sau khi ăn xong không nằm ngửa ngay, mặc quần áo vừa vặn, thoải mái, chia nhỏ bữa ăn, tích cực bổ sung rau xanh, trái cây…
Hường