Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ có nguy hiểm không?
Khi thấy trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chữa trị, vì đây có thể là biểu hiện của sự nhiễm trùng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Câu chuyện về trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ
![Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ có nguy hiểm không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_bi_muoi_dot_mung_mu_co_nguy_hiem_khong_1_1b51f2da05.jpg)
Nếu mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ có nguy hiểm không thì hãy tham khảo câu chuyện có thật như sau:
Đây là câu chuyện đau lòng của gia đình anh Hướng (hiện đang cư trú tại Quảng Nham – Quảng Xương – Thanh Hóa). Con gái anh Hướng lúc đó đã được 13 tháng tuổi, bị muỗi đốt ở vành tai phải, tuy có triệu chứng sưng và mưng mủ nhưng anh không quá để ý vì nghĩ đơn giản đó chỉ là nốt muỗi đốt rồi sẽ tự khỏi nên quên béng đi mất. Hai ngày sau, con gái anh bỗng sốt cao và co giật nên anh đã đưa con đi viện. Lúc này bác sĩ chẩn đoán cháu bị nhiễm độc tố từ côn trùng đốt, máu đã bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến não. Vì chủ quan với việc trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ nên anh đã vô tình để lỡ cơ hội chữa trị tốt nhất cho con gái của mình.
Đây là sự việc vô cùng đau lòng và cũng có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy trong báo cáo hằng năm từ các bệnh viện, về hậu quả của việc chủ quan trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ. Vì vậy đây không chỉ đơn giản là vết muỗi đốt, đôi khi đó có thể là khởi đầu cho hàng loạt triệu chứng bội nhiễm về sau.
![Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ có nguy hiểm không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_bi_muoi_dot_mung_mu_co_nguy_hiem_khong_2_11a92bca89.jpg)
Lý giải cho việc nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ, các bác sĩ cho biết như sau:
Muỗi đốt thường chỉ gây ra đau và sưng trong một vài ngày. Tuy nhiên một số loại muỗi là truyền bệnh nguy hiểm cho trẻ như bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, sốt teo não nhật bản… Tuy nhiên có một số loại muỗi độc đốt sưng to gây ra tình trạng dị ứng nghiêm trọng cho trẻ. Những trẻ có sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử xuất hiện những các phản ứng dị ứng, sốc phản vệ sẽ thường bị những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Ngoài những biểu hiện ban đầu như vết cắn hơi sưng đỏ và ngứa, thì sau đó làn da trẻ sẽ xuất hiện những vết mụn nước, mụn bọc khiến bé đau rát, ngứa ngáy cho tay lên gãi liên tục. Vùng da bị tổn thương sau đó trở nên tấy đỏ và viêm loét và mưng mủ. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra những hậu quả sau:
- Trẻ khó thở hoặc nôn ói, nhức đầu, khó nuốt có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Vết muỗi đốt bị nhiễm trùng sưng đỏ, đau rát chảy dịch hôi khiến trẻ khó chịu, không ngủ được.
- Khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn có thể kèm theo sốt, ớn lạnh, trụy tim, lên cơn co giật… dễ làm não tổn thương. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nên mẹ cần chú ý, không nên xem thường khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ.
Những diễn biến bệnh khi trẻ trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ
![Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ có nguy hiểm không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_bi_muoi_dot_mung_mu_co_nguy_hiem_khong_3_6edef839b0.png)
Khi thấy trẻ bị muỗi đốt mẹ nên áp dụng những cách trị muỗi đốt tại nhà an toàn cho trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như:
Viêm loét xung quanh miệng vết thương khoảng 2 – 3mm
Vùng da ngứa ngáy khó chịu, đau nhiều hơn dù đã điều trị khiến trẻ bức bối, cào lên vết đốt khiến da bị trầy xước và làm lan rộng vùng bị mưng mủ.
Vùng da bị muỗi đốt xuất hiện vết loét, vảy mềm và mủ, có xu hướng ngày càng lan rộng.
Vị trí trung tâm vết muỗi đốt có bọng mủ màu vàng nhạt, nhô lên khỏi da từ 1- 3mm.
Viêm mô tế bào niêm mạc da
Từ vết thương hở trên da, vi khuẩn bên ngoài môi trường có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc bên trong da.
Xuất hiện những vùng da đỏ xung quanh vết cắn, với cảm giác châm chích không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã thoa thuốc chống muỗi, thuốc bôi ngoài da trị muỗi cắn…
Viêm hạch bạch huyết nhẹ
Nếu như mẹ thấy trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ xuất hiện các vệt đỏ như mạch máu xung quanh vết đốt thì nguyên nhân có thể là vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể làm sưng hạch bạch huyết nhẹ.
Nếu không điều trị kịp thời thì vi khuẩn có thể lây lan rộng lên các hạch bạch huyết, từ đó xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ?
Mẹ nên áp dụng những phương pháp để phòng tránh trẻ sơ sinh bị muỗi đốt. Và ngay sau khi phát hiện trẻ bị muỗi cắn mẹ nên thực hiện các biện pháp giảm đau, chống viêm cho trẻ bằng cách chườm đá, thoa dầu hoặc sử dụng những thảo dược tự nhiên như bạc hà, nha đam thoa lên vết thương.
Nếu sau khi điều trị mà vết muỗi đốt của trẻ không thuyên giảm mà còn mưng mủ thì mẹ rửa vùng da bị tổn thương bằng nước sạch hoặc xà phòng diệt khuẩn. Sau đó nên lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời. Không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà sẽ khiến tình trạng của trẻ thêm nặng hơn và kéo dài thời gian chữa trị.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp