Trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra do thời tiết giao mùa, tuy nhiên khi trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không thì chúng ta cần đặc biệt quan tâm, vì việc lạm dụng kháng sinh có thể gây nhiều hệ quả nguy hiểm.

Trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không?

Trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không 1Trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm

Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết nóng ẩm thất thường. Đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất là trẻ em dưới 10 tuổi, biểu hiện bằng những nốt phỏng có dịch nước bên trong rồi đục dần, có mủ và vỡ ra thành những vết thâm da tím tái. 

Khi trẻ bị thủy đậu thì ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chữa bệnh, và tùy theo tình trạng bệnh của trẻ thì bác sĩ sẽ kê những loại thuốc thích hợp. Tuy nhiên với những trẻ ở xa chưa kịp đến bác sĩ, nhiều mẹ không biết trẻ bị thủy đậu dùng kháng sinh gì để chữa trị ngay những triệu chứng. 

Để trả lời trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không, các mẹ hãy điểm điểm qua những ý sau:

Trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không?Kháng sinh không thể chữa lành bệnh thủy đậu
  • Kháng sinh có tác dụng điều trị những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, nhưng bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster gây ra nên kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh này cũng như phòng chống lây lan sang những người khác.
  • Ngoài ra, do tác dụng lớn của kháng sinh mà sức khỏe của trẻ vẫn còn non yếu, nên khi sử dụng kháng sinh thì không chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh mà thuốc kháng sinh còn loại bỏ luôn cả những khuẩn có lợi, nâng cao khả năng mắc những bệnh khác ở trẻ.
  • Không nên lạm dụng kháng sinh vì bệnh thủy đậu có thể tự khỏi trong vòng 5-10 ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, việc sử dụng kháng sinh sẽ khiến trẻ bị nóng trong người, gây nhiều tác dụng phụ hơn và dễ khiến vi khuẩn trong cơ thể trẻ hình thành kháng thể.

Vì vậy đối với việc trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không thì câu trả lời là không nhé, thay vào đó mẹ có thể sử dụng những loại thuốc kháng virus. Được biết, thuốc bôi Acyclovir là thuốc kháng virus được sử dụng đặc trị bệnh thủy đậu ở trẻ. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của virus thủy đậu, hạn chế sự lan rộng của bệnh trên cơ thể.

Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh thủy đậu như xuất hiện những nốt mụn đỏ, mẹ nên sử dụng thuốc bôi Acyclovir ngay khi chúng tiến triển thành những bọng nước. Sử dụng thuốc bôi hằng ngày trong khoảng 5 - 7 ngày khi những vết phỏng vỡ ra và đóng vảy. Nếu tình trạng của bé ổn định và không còn những triệu chứng mệt mỏi thì mẹ chỉ nên áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp mà không cần sử dụng thêm thuốc uống.

Tuy nhiên nếu bệnh thủy đậu diễn biến phức tạp hơn, thì mẹ cũng không nên quá lo lắng bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không, vì lúc này bác sĩ sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Không sử dụng kháng sinh không đồng nghĩa với việc không uống thuốc, vì nếu bệnh không được kiểm soát và chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng máu, xương/khớp, thậm chí là viêm phổi, viêm não,…

Nên chữa trị cho trẻ bị thủy đậu như thế nào?

Trẻ bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không 3Nên sử dụng thuốc bôi kết hợp chăm sóc để trẻ mau khỏi bệnh

Những thông tin trên đã giải đáp vấn đề bị thủy đậu có nên uống kháng sinh không. Biện pháp tốt nhất là chăm sóc trẻ đúng cách và khiến trẻ phục hồi nhờ những nguồn dinh dưỡng tự nhiên, không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Một số cách chăm sóc cho trẻ bị thủy đậu tại nhà hiệu quả

Vì bệnh thủy đậu có thể lây lan khi những vết mụn nước vỡ ra nên mẹ nên cho trẻ cách ly trong phòng đầy đủ thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ. Ngay cả mẹ khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý cẩn thận, vệ sinh tay chân bằng nước sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc cho trẻ.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bằng những loại thực phẩm mềm và dễ tiêu, đồng thời cung cấp thêm vitamin và khoáng chất bằng những loại trái cây như bơ, chuối, đu đủ…

Cho trẻ uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng để giảm bớt mệt mỏi và ngứa ngáy, không nên nằm lì một chỗ. Đặc biệt mẹ nên hạn chế trẻ gãi hay cào những vết mụn nước, đưa tay lên mắt, mũi miệng để tránh lây nhiễm.

Thay quần áo và tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm hằng ngày, không nên kiêng nước cũng như cho trẻ sử dụng riêng những vật dụng như khăn mặt, khăn tắm, đồ chơi và dụng cụ ăn uống.

Tiến hành điều trị cho trẻ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc được kê toa. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo