Trẻ bị sốt về đêm là bệnh gì và nên xử lý như thế nào?

Trẻ bị sốt về đêm là hiện tượng tuyệt đối không nên coi thường kể cả là sốt nhẹ. Cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi tình trạng này kéo dài 2 – 4 ngày.

Nhiều mẹ có con từ 1-2 tuổi cho biết luôn phải đối mặt với tình trạng bé bị sốt cao đột ngột vào ban đêm, mồ hôi mồ kê đầm đìa. Nhưng buổi sáng bé lại bình thường nên khiến nhiều cha mẹ chủ quan, để bệnh của trẻ phát triển nặng mới đi khám. Vậy triệu chứng trẻ sốt bị về đêm có nguyên nhân do đâu và bố mẹ cần làm gì khi trẻ có triệu chứng này?

1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ bị sốt về đêm

Trẻ bị sốt về đêm là bệnh gì và nên xử lý như thế nào? 1
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ sốt nhiều về đêm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt về đêm, những lý do sau đây được cho là phổ biến và thường gặp nhất:

  • Trẻ bắt đầu có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết.
  • Thời tiết thất thường, cơ thể không kịp thích nghi kết hợp với thể trạng yếu khiến bé dễ bị các loại virus tấn công.
  • Trẻ vui chơi đổ nhiều mồ hôi, các lỗ chân lông giãn ra, tiếp xúc với không khí lạnh hoặc phải tắm ngay sau khi đổ nhiều mồ hôi, làm cho khí lạnh có điều kiện xâm nhập vào cơ thể.
  • Trẻ bị sốt do có khối u, nhiễm trùng, uốn ván…
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu xuất hiện sốt về đêm, có thể là do sức đề kháng yếu, kháng thể ở sữa mẹ không đủ mạnh.
  • Trẻ bị sốt về đêm vì mắc những bệnh truyền nhiễm: phát ban, sởi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh tai – mũi – họng.

2. Nên làm gì khi trẻ bị sốt về đêm?

Nên theo dõi thân nhiệt thường xuyên bằng nhiệt kế để xác định chính xác trẻ có bị sốt hay không và sốt bao nhiêu độ. Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ khoảng 37 – 38 độ thì cha mẹ có thể áp dụng cách để hạ sốt đơn giản như chườm khăn ấm. Nhưng khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi đổ nhiều, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp sau:

Trẻ bị sốt về đêm là bệnh gì và nên xử lý như thế nào? 2
Chườm vùng trán không cho tác dụng hạ sốt nhiều
  • Đo nhiệt độ cho trẻ ở vùng hậu môn, nách, miệng, trán. Nếu nhiệt độ các điểm này đều trên 38 độ C tức là bé đã bị sốt cao.
  • Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm nhẹ để lau cho trẻ.
  • Chọn thuốc hạ sốt phù hợp trẻ nhỏ, so với thuốc uống thì thuốc nhét hậu môn an toàn hơn.
  • Lấy khăn nhỏ, nhúng nước và vắt khô bớt rồi đặt ở nách và bẹn. Tuyệt đối không nên đặt ở vùng ngực vì sẽ có thể gây viêm phổi, cũng không nên đặt ở trán sẽ không cho tác dụng nhiều. Mẹ nên lưu ý thay khăn 2-3 phút/ lần. 
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể 15 phút/ lần để đảm bảo trẻ đã được hạ sốt.
  • Thay quần áo mỏng, thông thoáng.

Sau khi thực hiện các phương pháp hạ sốt này, nếu nhiệt độ cơ thể trẻ vẫn chưa giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Không được phép chần chừ vì có thể hiện tượng trẻ bị sốt về đêm không giảm sẽ gây ra co giật vo cùng nguy hiểm.

3. Cha mẹ nên tránh những điều này khi trẻ bị sốt về đêm

Nếu trẻ sốt không hạ và có dấu hiệu co giật, cha mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện
  • Không ủ ấm hay mặc quá nhiều quần áo cho bé khi thân nhiệt cao.
  • Tuyệt đối không sử dụng nước đá hay khăn lạnh để đắp lên người trẻ, khăn chườm nên ấm vừa phải.
  • Đối với trường hợp trẻ co giật phải đưa ngay đến bệnh viện, không được vỗ lưng sẽ khiến cơn co giật nghiêm trọng hơn nữa.
  • Nếu trẻ bị sốt về đêm, dù chỉ sốt nhẹ nhưng diễn ra thường xuyên mỗi tối kéo dài 2 – 4 ngày thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay, không được chủ quan hay trì hoãn. Không tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc hạ sốt liều cao nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Linh Đan



Chat with Zalo