Tìm hiểu về buồng truyền dịch cấy dưới da trong điều trị ung thư

Buồng truyền dịch là một thiết bị được sử dụng để truyền thuốc, dịch, và máu. Nếu đặt một buồng loại truyền nhanh, thiết bị này cũng có thể được sử dụng cho một số xét nghiệm chẩn đoán. Buồng được đặt hoàn toàn ở dưới da. Bệnh nhân sẽ nhìn thấy hay cảm thấy một chỗ nhỏ lồi lên hay một vết phồng lớn bằng đồng xu nhỏ. Sau khi đặt vào, buồng có thể dùng được ngay.

Thuốc của bệnh nhân được truyền vào bằng một loại kim chích đặc biệt chỉ dùng cho buồng này. Kim này được chích qua da vào trong buồng. Việc này thường được thực hiện bởi một y tá hay một nhà cung cấp dịch vụ y tế đã qua đào tạo về cách vào cổng truyền dịch. Thuốc sẽ được truyền vào qua một ống thông và đi vào dòng máu.

Buồng truyền dịch cấy dưới da trong điều trị ung thư

Buồng truyền dịch cấy dưới da cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của quá trình siêu âm nhằm đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và tránh được những biến chứng. Với những ưu điểm dưới đây, buồng truyền dịch cấy dưới da mang đến sự thuận tiện hơn cho việc điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân ung thư:

  • Buồng truyền dịch cấy dưới da có tác dụng giúp giảm bớt số lần bệnh nhân bị đâm kim vào người khi thực hiện truyền dịch, máu hoặc thuốc điều trị.
  • Hệ thống được thiết kế tinh tế và nằm hoàn toàn dưới da, an toàn và thẩm mỹ.
  • Buồng truyền dịch có thể chịu được số lần truyền tương đối lớn.

Buồng truyền dịch cấy dưới da trong điều trị ung thư1

Buồng truyền dịch cấy dưới da trong điều trị ung thư

Chăm sóc vết rạch khi thực hiện cấy buồng truyền

Vết rạch (vết cắt) của bạn được khâu lại bằng chỉ phẫu thuật có thể tự tiêu. Tùy thuộc vào bác sĩ phẫu thuật, bạn có thể có những miếng băng dính nhỏ gọi là băng dính mỏng thay thế chỉ khâu hay keo phẫu thuật đặc biệt để giữ vết rạch khép lại. Hãy đừng gỡ những miếng băng dính mỏng, keo hay nút chỉ khâu ra nhé!

Nếu bạn dùng băng dính thay thế chỉ khâu, những miếng băng này sẽ tự bong ra sau khoảng 2 đến 3 tuần. Lưu ý, đừng để cho người nào gỡ các miếng băng đó ra trừ phi được bác sĩ phẫu thuật hay một nhân viên đặt buồng truyền cho phép.

Có thể tỉa bớt các cạnh khi miếng băng bắt đầu có dấu hiệu bong ra. Nếu bạn dùng keo dính có các nút chỉ khâu, bạn sẽ được hẹn lại sau 2 tuần để gỡ keo ra tại bệnh viện.

Buồng truyền dịch cấy dưới da trong điều trị ung thư2

Tùy thuộc vào bác sĩ phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng băng dính mỏng thay thế chỉ khâu

48 giờ đầu tiên sau khi đặt buồng truyền

Bác sĩ sẽ quấn băng che vết rạch ở trên ngực và phần dưới cổ bệnh nhân. Bạn có thể vệ sinh quanh chỗ băng, tuy nhiên bệnh nhân cố gắng đừng để cho băng bị ướt lúc này.

Sau 48 giờ

  • Bệnh nhân có thể tháo cả hai băng ra sau 48 giờ đầu tiên.
  • Bạn có thể tắm khi cổng truyền không được dùng để truyền thuốc. Đừng kéo các miếng băng mỏng, keo phẫu thuật hoặc chỉ nút khâu ra nhé!
  • Bạn sẽ được cho biết nếu bác sĩ phẫu thuật của bạn có các chỉ dẫn khác.

Các vấn đề cần báo cáo khi có những triệu chứng đặc biệt

Bệnh nhân vui lòng gọi cho bệnh viện hoặc nhân viên y tế đặt cổng truyền nếu có những triệu chứng sau đây:

  • Sưng;
  • Tấy đỏ, mềm hay ấm nóng hoặc chảy máu;
  • Có nước hoặc chất dịch chảy ra từ vết rạch đau hơn;
  • Da bị tách ra.

Trong vài ngày đầu tiên sau khi đặt buồng truyền dịch, bạn có thể cảm thấy đau nhức, sưng hay đỏ tấy đôi chút ở vết rạch. Đây là các triệu chứng thường gặp sau khi phẫu thuật. Nếu các triệu chứng này xấu đi sau khi phẫu thuật, hãy đến trung tâm y tế gần nhất ngay. Cụ thể như sau:

  • Bị đau dữ dội hoặc ngày càng đau và sốt hơn 38 độ;
  • Hụt hơi;
  • Sưng ở cánh tay hoặc cổ.

Buồng truyền dịch cấy dưới da trong điều trị ung thư3

Khi có những dấu hiệu trên bệnh nhân cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ

Chăm sóc buồng truyền dịch

Trong thời gian 3 tuần sau khi khi đặt buồng:

  • Không được nâng, nhấc vật nặng trên 9kg.
  • Tránh các hoạt động cần giơ hay duỗi cánh tay lên cao quá đầu. Ví dụ, không nên chơi tennis hay golf trong 3 tuần.
  • Bạn có thể giơ cao cánh tay để gội đầu hay mặc áo quần. Không ngâm chỗ rạch ở trong nước trong 4 tuần.

Những biện pháp đề phòng này sẽ giúp cho vết rạch mau lành. Sau khi đã lành, bệnh nhân không cần chăm sóc đặc biệt nữa. Bạn có thể tiếp tục các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bình thường.

Nhận thuốc qua buồng truyền

Để truyền thuốc, một chiếc kim đặc biệt được chích qua da vào trong buồng. Một loại kem thoa gây tê tùy chọn có thể được kê toa cho bệnh nhân lúc này. Nên thoa kem ít nhất là 1 giờ đồng hồ trước khi đưa kim chích vào để giúp bạn thấy dễ chịu hơn.

Lưu ý đừng chà xát và hãy để kem tự thấm vào. Đặt một miếng nylon che phủ chỗ đó và để cho kem thấm vào da hơn. Bệnh nhân có thể mua và dùng bất kỳ nhãn hiệu nylon che nào không cần giấy kê toa.

Sau khi kim được đưa vào, băng tiệt trùng được đặt lên trên chỗ kim và buồng. Lúc này, bệnh nhân đừng để cho băng tiệt trùng bị ướt. Tuyệt đối không được tắm vòi sen khi kim còn ở trong cổng. Khi đã truyền xong, y tá của bạn sẽ tháo kim và băng ra.

Những thông tin cần lưu ý khác

Nếu bạn được xếp hẹn để hóa trị vào ngày đặt buồng: Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một chiếc kim vào buồng khi bạn ở trong phòng phẫu thuật. Sau khi hóa trị xong, kim được tháo ra và một miếng băng tiệt trùng mới sẽ được dán vào.

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu hoặc dễ bị thâm tím, hãy đè mạnh trên đỉnh của chỗ cắm kim trong 5 phút sau khi kim được lấy ra.

Buồng sẽ ở nguyên vị trí cho tới chừng nào bệnh nhân còn cần đến. Buồng có thể được tháo ra tại phòng khám ngoại trú.

Buồng truyền dịch cấy dưới da trong điều trị ung thư4

Khi đặt buồng truyền dịch dưới da, việc hóa trị cũng thực hiện tiện lợi hơn

Trên đây là những thông tin về buồng truyền dịch cấy dưới da trong điều trị ung thư. Khi được chỉ định thực hiện đặt buồng truyền dịch này, bệnh nhân nên hết sức chú ý những thông tin mà các nhân viên y tế hướng dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị cũng như hạn chế những nguy cơ nhiễm trùng không đáng có. Chúc cho các bệnh nhân đang điều trị ung thư có một sức khỏe thật tốt!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com



Chat with Zalo