Sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi có sao không?
Vậy sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi có phải dấu hiệu tốt không? Theo chuyên gia, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy cơ thể của trẻ đang cố gắng điều hòa thân nhiệt về mức bình thường bằng cách đổ mồ hôi và hạ nhiệt cơ thể. Điều này sẽ giúp trẻ chống lại mầm bệnh và giúp cơ thể đỡ sốt.
Tình trạng sốt ở trẻ nhỏ
Sốt là gì?
Sốt ở trẻ nhỏ được định nghĩa khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn mức bình thường. Khi thân nhiệt cao hơn 38 độ C hay 100,4 độ F sẽ được tính là sốt. Nếu nhiệt độ của trẻ vượt ngưỡng 39 độ C sẽ được xem là sốt cao.
Để kiểm tra nhiệt độ của trẻ, cha mẹ có thể đặt nhiệt kế tại trực tràng hay hậu môn, đây là vị trí đo nhiệt độ chính xác nhất. Tuy nhiên, khi đo nhiệt độ ở vị trí này thường gây khó chịu cho trẻ và không thuận tiện khi thực hiện.
Các vị trí đo nhiệt độ khác dễ hơn đó là đặt nhiệt kế ở nách hoặc miệng của trẻ. Khi sử dụng nhiệt kế cơ, phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ. Tránh để trẻ cử động mạnh gây vỡ nhiệt kế cơ gây nguy hiểm cho bé và cha mẹ.
Trong giai đoạn sốt hoặc sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi như một cách để làm mát cơ thể và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy hiện tượng đổ mồ hôi có ích hay giúp bé dễ chịu hơn.
![Sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi có sao không? Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị sốt](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Sau_khi_uong_thuoc_ha_sot_tre_toat_mo_ohoi_sco_sao_khong_luu_y_khi_cham_soc_cho_tre_bi_sot_1_04da566a92.jpg)
Nguyên nhân gây sốt
Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân gây sốt có thể do:
Thông thường, nếu trẻ chỉ bị sốt đơn thuần, cha mẹ không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu trẻ có tăng nhiệt độ cơ thể kèm với triệu chứng khác như khó thở hay đau ngực, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm.
Hiện tượng sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi
Khi trẻ bị nhiễm trùng hoặc sau tiêm chủng ngừa, cơ thể phản ứng tăng nhiệt độ và dẫn tới tình trạng sốt nóng. Đôi khi, trẻ có thể sốt lạnh với hiện tượng ớn lạnh do tác nhân gây nhiễm. Đó là lúc cơ thể đang điều hòa và cố gắng cân bằng lại thân nhiệt.
Khi thân nhiệt chưa thể trở về trạng thái ban đầu, bé cảm thấy nóng nực, khó chịu. Đây là yếu tố kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, tiết mồ hôi liên tục để làm mát cơ thể. Chính vì thế, đổ mồ hôi là dấu hiệu cơ thể đang điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và cơn sốt đang giảm dần.
Bởi vậy, sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Khi cơn sốt dần hạ nhiệt cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể của trẻ có thể chống chọi với mầm bệnh và không nhất thiết phải sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu.
Tác hại khi trẻ đổ mồ hôi
Mất nước cơ thể
Nếu trẻ đổ mồ hôi liên tục, trẻ có thể bị mất nước. Chính vì vậy, điều quan trọng mà cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ bị sốt đó là bù nước và điện giải. Khi trẻ bị sốt cao và toát nhiều mồ hôi, cần cho trẻ uống nước thường xuyên.
Mặt khác, có thể sử dụng dung dịch Oresol để bù nước và điện giải cho trẻ. Đây là dung dịch bù nước được cha mẹ sử dụng phổ biến để bù nước cũng như điện giải cho trẻ bằng đường uống. Oresol có thành phần chính là muối, đường với tỷ lệ vừa phải giúp bù nước và điện giải hiệu quả.
![Sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi có sao không? Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị sốt](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Sau_khi_uong_thuoc_ha_sot_tre_toat_mo_ohoi_sco_sao_khong_luu_y_khi_cham_soc_cho_tre_bi_sot_2_9c32c7d00d.jpg)
Tăng cảm giác mệt mỏi
Trong quá trình sốt, cơ thể của trẻ vừa phải chống lại tác nhân gây bệnh, vừa phải điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khiến bé mất nhiều năng lượng. Tình trạng toát mồ hôi nhiều càng khiến trẻ cảm thấy yếu hơn. Vì vậy, cha mẹ cần cố gắng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phục hồi trong và sau khi sốt.
Sốt tiến triển nặng hơn
Theo một đánh giá lâm sàng ghi nhận tình trạng sốt có thể tăng lên nếu cơ thể của trẻ thiếu nước, thiếu năng lượng cũng như khi trẻ bị rối loạn điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vì thế nên nếu sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi nhiều mà không được bù nước và năng lượng kịp thời có thể khiến tình trạng sốt nặng hơn.
Bên cạnh đó, mồ hôi thấm vào quần áo dễ khiến trẻ bị lạnh dẫn tới viêm phổi hay viêm tiểu phế quản. Cha mẹ cần theo dõi và thay quần áo sạch thường xuyên cho trẻ khi bị đổ mồ hôi.
Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị sốt
Khi trẻ nhỏ bị sốt, cha mẹ không nên quá lo lắng, có thể chăm sóc cho trẻ bằng một số cách sau đây.
Lau mát toàn cơ thể
Nếu trẻ bị sốt, mẹ có thể hạ sốt tự nhiên cho trẻ bằng cách lau mát. Khi lau mát, phụ huynh không được sử dụng nước lạnh hay nước mát mà phải sử dụng nước ấm vừa phải.
Để thực hiện phương pháp này, lấy khăn mềm và nhúng vào chậu nước ấm, di chuyển khăn nhẹ nhàng toàn thân của trẻ, đặc biệt không được bỏ sót vị trí kẽ da như bẹn, hõm nách hay vùng cổ.
Cách tốt hơn đó là tắm nước ấm cho bé trong khoảng 5 tới 7 phút. Cho trẻ ngồi vào chậu nước ấm và dội nước vào từng vùng cơ thể. Sau đó, lau khô và cho trẻ mặc quần áo thoáng và mỏng nhẹ.
![Sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi có sao không? Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị sốt](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Sau_khi_uong_thuoc_ha_sot_tre_toat_mo_ohoi_sco_sao_khong_luu_y_khi_cham_soc_cho_tre_bi_sot_3_708ec1d27c.jpg)
Sử dụng thuốc hạ sốt
Nếu trẻ bị sốt vừa tới cao, phụ huynh cần sử dụng thuốc hạ sốt. Loại thuốc phổ biến thường được dùng để hạ sốt cho trẻ nhỏ có chứa hoạt chất paracetamol với liều từ 10 đến 15 mg/kg cân nặng của trẻ. Mỗi liều cần sử dụng cách nhau từ 4 tới 6 giờ và không sử dụng quá 4 liều mỗi ngày.
Trong trường hợp trẻ không thể uống, cha mẹ có thể sử dụng dạng bào chế khác như viên đạn đặt tại hậu môn với liều lượng tương tự. Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần chú ý rằng nếu trẻ không hạ sốt và giảm triệu chứng sau ba ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Đưa trẻ đi khám
Nếu tình trạng sốt không thuyên giảm, đồng thời trẻ xuất hiện một số biểu hiện như:
- Ngủ li bì, kém ăn uống, không chơi, thở nhanh, đau ngực, tiêu chảy.
- Sốt cao không hạ sau ba ngày.
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
Cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả, tránh để ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ.
![Sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi có sao không? Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị sốt](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Sau_khi_uong_thuoc_ha_sot_tre_toat_mo_ohoi_sco_sao_khong_luu_y_khi_cham_soc_cho_tre_bi_sot_4_1b8fb9625e.jpg)
Trên đây là bài viết của Hà An Pharmacy về tình trạng sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Hiện tượng trẻ toát mồ hôi là dấu hiệu tốt cho thấy sức đề kháng của trẻ đang chống chọi với mầm bệnh và cơn sốt đang hạ nhiệt. Khi chăm sóc cho trẻ nhỏ bị sốt, cha mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng cách sử dụng thuốc, lau người nước ấm và đưa bé đi khám khi cần thiết.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com