Sau khi mắc COVID-19 bao lâu thì có kháng thể?
![Sau khi mắc COVID-19 bao lâu thì có kháng thể? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_mac_covid_19_bao_lau_thi_co_khang_the_1_18a922cc13.jpg)
Sau khi mắc COVID-19 bao lâu thì có kháng thể?
Nói một cách dễ hiểu, kháng thể được cơ thể tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân gây hại, ví dụ như virus, vi khuẩn.
Quá trình kể từ khi nhiễm mầm bệnh đến khi cơ thể có thể tạo ra kháng thể phải mất ít nhất khoảng 1 tuần hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào từng người. Thời gian này còn được gọi là “giai đoạn cửa sổ”. Tương tự như thời gian từ khi tiêm vắc xin đến khi bắt đầu có kháng thể đặc hiệu.
Hiện nay, người ta cũng áp dụng xét nghiệm tìm kháng thể IgM kháng COVID-19 để phát hiện người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là bằng chứng gián tiếp và không mang yếu tố quyết định, đồng thời xét nghiệm này cũng có nhược điểm là phải qua “giai đoạn cửa sổ” rồi mới phát hiện được. Nếu xét nghiệm vào ngay khoảng thời gian cơ thể chưa kịp tạo ra kháng thể thì vẫn không cho thấy kết quả.
Người từng nhiễm COVID-19 một lần đã khỏi thì có bị lại bệnh này nữa không?
Người từng nhiễm COVID-19 và đã khỏi bệnh thì vẫn có khả năng mắc bệnh lại hoặc không, điều này còn tùy thuộc vào điều kiện nhất định.
Nếu virus SARS-CoV-2 tạo được miễn dịch bền vững như virus sởi và quai bị thì sẽ không mắc bệnh lại. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại còn quá sớm để khẳng định điều này.
Nếu virus SARS-CoV-2 tạo miễn dịch không bền vững, trong giai đoạn mới khỏi bệnh, lượng kháng thể đặc hiệu vẫn còn đủ mạnh thì có thể không bị lại. Nhưng đến giai đoạn sau, khi lượng kháng thể này mất dần đi thì có thể sẽ bị lại. Trong trường hợp này, cần tiêm vắc xin để khôi phục lại kháng thể đặc hiệu chống virus.
![Sau khi mắc COVID-19 bao lâu thì có kháng thể? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_mac_covid_19_bao_lau_thi_co_khang_the_2_39b9c9330d.jpg)
Người bị SARS hoặc MERS đã khỏi bệnh có mắc COVID-19 nữa không?
Quả thực, virus SARS-CoV-2, SARS-CoV và MERS-CoV đều cùng một họ Corona và có bộ gen gần tương đồng. Nhờ vậy mà khi dịch COVID-19 xảy ra, các nhà khoa học cũng có nhiều cơ sở khoa học để nghiên cứu sâu hơn về virus SARS-CoV-2 dựa trên hai dịch bệnh từng diễn ra trong quá khứ là SARS và MERS. Điều này cũng mở ra hy vọng có miễn dịch bảo vệ chéo giữa các loại virus này.
Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán và cần có thêm những thử nghiệm thực tế để chứng minh huyết thanh kháng SARS-CoV hoặc MERS-CoV có thể dùng với COVID-19. Lúc đó mới có thể trả lời được một cách chắc chắn.
![Sau khi mắc COVID-19 bao lâu thì có kháng thể? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_mac_covid_19_bao_lau_thi_co_khang_the_3_87716f4a4d.jpg)
Có ai có đề kháng tự nhiên với COVID-19 hay không?
Điều này hoàn toàn có thể. Những người có đột biến gen mã hóa thụ thể dành cho virus, khiến virus không thể chui được vào bên trong tế bào là người có khả năng đề kháng tự nhiên với virus. Điều này đã được khẳng định ở trường hợp bệnh HIV.
Tuy nhiên, thời điểm này còn quá sớm để tìm ra người có đề kháng tự nhiên với COVID-19. Nhưng chúng ta có quyền hy vọng, công nghệ giải mã bộ gen người rất phát triển hiện nay cho phép giải trình tự toàn bộ bộ gen người trong thời gian ngắn và giá thành thấp, tạo điều kiện sàng lọc trong số người nhiễm hoặc phơi nhiễm với COVID-19 nhưng không bị bệnh. Bằng cách đó chúng ta có thể sẽ tìm được những người có đột biến gen tạo khả năng đề kháng tự nhiên với COVID-19.
Để hạn chế tình trạng COVID-19 lây lan trong cộng đồng, mọi người nên có ý thức đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng, nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và rèn luyện thể thao.
Trang