Quá trình nội soi phế quản có đau không?

Vậy phương pháp này diễn ra như thế nào, có đau hay không? Cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu nhé. 

Nội soi phế quản diễn ra như nào?

Nội soi phế quản có thể thông qua đường mũi hoặc miệng. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa vào một ống soi mềm có gắn đèn và camera mũi hoặc miệng để vào đường hô hấp. 

Nếu nội soi thông qua đường mũi thì sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ đường hô hấp khi ống được đưa vào khí quản và vào phổi của bệnh nhân. Đối với phương pháp nội soi thông qua mũi, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi nhỏ, mềm hơn so với nội soi qua đường miệng.

Trước khi tiến hành phương pháp nội soi, người bệnh sẽ được gắn dây oxy để trợ thở và theo dõi nhịp tim, huyết áp. Tiếp theo bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc để thư giãn, hoặc trong một số trường hợp bệnh nhân cần phải được gây mê và ngủ trong quá trình nội soi. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên được tỉnh táo khi làm thủ thuật này. 

Khi bắt đầu nội soi, người bệnh sẽ được xịt thuốc tê vào mũi hoặc miệng tùy theo vị trí nội soi để giảm sự khó chịu trong quá trình thực hiện. Sau khi xịt, người bệnh sẽ cảm thấy nồng, đắng ở cổ họng. 

Khi tiến hành, ống soi sẽ đi qua mũi đến họng rồi vào đường hô hấp và đến phổi. Trong quá trình này, đôi khi bác sĩ sẽ xịt thêm thuốc tế để người bệnh cảm thấy bớt khó chịu khi sắp hết thuốc tê. Bệnh nhân có thể sẽ bị ho khi ống soi bắt đầu đi vào nhưng nhờ tác dụng của thuốc tê sẽ giúp bệnh nhân không bị ho nữa. Người bệnh sẽ hít thở bằng miệng và tuyệt đối không được nói chuyện trong lúc đang nội soi, vì nếu nói chuyện sẽ dẫn đến khàn tiếng hoặc gây đau. Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ lấy ra những mẫu nhỏ từ phổi của người bệnh để làm xét nghiệm. 

Toàn bộ thời gian nội soi thường sẽ kéo dài khoảng 15 phút hoặc có thể nhanh hơn nếu bệnh nhân chịu hợp tác. 

Quá trình nội soi phế quản có đau không? 1

Nội soi phế quản có thể thông qua đường mũi hoặc miệng

Thời gian hồi phục sau nội soi phế quản như thế nào?

Sau khi nội soi xong, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện trong vài tiếng đồng hồ để thuốc tê hoặc thuốc mê hết tác dụng. Nhịp thở và huyết áp cũng được các bác sĩ theo dõi sát để kiểm tra các biến chứng. Thời gian để người bệnh có thể ăn uống lại bình thường là khi họ có lại phản xạ ho, thường là sau 2 giờ đồng hồ. Đồng thời, nếu trong quá trình nội soi bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần thì phải tránh lại xe, không uống rượu trong vòng 24 giờ tiếp theo. 

Sau 24 giờ nội soi, bệnh nhân có thể trở lại trạng thái hoạt động như bình thường. Tuy nhiên vẫn có một số người bị đau họng hay khàn tiếng trong vài ngày tiếp theo. 

Quá trình nội soi phế quản có đau không?

Như Hà An Pharmacy có đề cập ở trên, vì thời gian diễn ra nhanh và có sử dụng thuốc gây tê nên sẽ không gây ra quá nhiều đau đớn hay quá sức chịu đựng. Một vài biểu hiện lúc nội soi chỉ là hơi khó chịu, rát và nóng ở cổ họng. Do đó, nếu sức khỏe có vấn đề và cần nội soi thì đừng vì sợ đau mà không thực hiện phương pháp này để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn nhé. 

Quá trình nội soi phế quản có đau không? 2

Nội soi phế quản không gây ra nhiều đau đớn hay quá sức chịu đựng

Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

Đây chắc chắn là nỗi lo của nhiều người khi được chỉ định nội soi. Tuy đây là một phương pháp an toàn nhưng không hẳn là không có rủi ro hay biến chứng. Một số rủi ro thường gặp khi tiến hành nội soi như:

  • Bị đau họng.
  • Các bệnh nhân nội soi sinh thiết có thể ho ra máu
  • Có thể bị ngạt thở khi bệnh nhân nuốt bất cứ thứ gì vào khi thuốc tê chưa hết tác dụng. 
  • Nhiễm trùng.
  • Nhịp tim bị rối loạn, sốt, khó thở. 
  • Đối với những bệnh nhân bị bệnh tim sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim khi làm nội soi.
  • Bị tràn khí màng phổi.

Tuy nhiên, mọi người cũng đừng quá lo lắng. Vì trước khi được chỉ định nội soi, các bác sĩ đã thăm khám được tình trạng sức khỏe cũng như có những chẩn đoán và sự chuẩn bị cho các trường hợp xảy ra. 

Quá trình nội soi phế quản có đau không? 3

Nội soi phế quản có thể dẫn tới nhịp tim bị rối loạn

Có nhiều lý do khiến chúng ta phải nội soi phế quản, nhưng lý do thường gặp nhất là do trong quá trình khám bệnh, bác sĩ phát hiện các bất thường trên phim X hay bệnh nhân có những triệu chứng như ho ra máu, ho lâu ngày không khỏi hoặc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản, hay ung thư phổi. Việc thực hiện nội soi còn giúp bác sĩ lấy mẫu để làm sinh thiết, kiểm tra các khối u giúp bám sát tình trạng của bệnh nhân. Ngoài ra, phương pháp nội soi còn giúp lấy các dị vật bất thường ra khỏi cơ thể. 

Bên cạnh đó, thực hiện nội soi còn để lấy mẫu mổ làm sinh thiết, kiểm tra sự phát triển của các khối u. Từ đó giúp cho bác sĩ bám sát được tình trạng của bệnh nhân. Để quá trình nội soi diễn ra nhanh và không gây đau đớn hay bất cứ rủi ro nào, bệnh nhân nên chọn những cơ sở y tế, bệnh viện lớn để thăm khám. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp



Chat with Zalo