Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì? Căn nguyên và cách xử trí

Nổi mề đay hay còn gọi là mày đay xảy ra khi các mao mạch trên da phản ứng trước nhiều yếu tố khác nhau như mỹ phẩm, thức ăn, thời tiết… gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì ở nhiều vị trí trên cơ thể. Trong đó, sưng môi là tình trạng rất hay gặp khi nổi mề đay. 

Đây là bệnh da liễu phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, và không lây nhiễm từ người này sang người khác. Bệnh nổi mề đay sưng môi thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi, tuy nhiên việc tìm hiểu rõ căn nguyên và có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết để giảm ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống sinh hoạt.

Tìm hiểu về bệnh mề đay sưng môi

Nổi mề đay là một trong những bệnh da liễu thuộc nhóm mề đay phù mạch với triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, phù môi, thậm chí khó thở. Khác với các bệnh mề đay khác, các nốt sần đỏ không xuất hiện ngoài da mà thường ẩn sâu bên trong, gây sưng phù.

Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì? Căn nguyên và cách xử trí Mề đay sưng môi có thể gặp ở bất cứ ai

Bên cạnh ở môi, mề đay phù mạch gặp chủ yếu ở mắt. Sau khoảng 1 - 2 ngày khởi phát bệnh, hiện tượng phù mạch bắt đầu xuất hiện ở lưỡi, mí mắt, thậm chí là cơ quan sinh dục.

Bệnh nổi mề đay có thể tấn công mọi đối tượng. Tuy nhiên, theo thống kê những người có tiền sử dị ứng, cơ địa dễ dị ứng, người mắc bệnh lupus ban đỏ, tuyến giáp,… là những đối tượng có nguy cơ cao bị nổi mề đay gây sưng môi.

Nổi mề đay sưng phù môi có thể nhận biết dễ dàng thông qua các biểu hiện lâm sàng như:

  • Môi trên bị phù nề, kèm triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy khó chịu
  • Các triệu chứng kèm theo như nổi mẩn ngứa toàn thân, ngứa ngáy, rát da, nóng đỏ, đau đầu, khó thở… có thể xuất hiện thêm triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng…

Ngoài ra, để xác định chính xác tình trạng bệnh và căn nguyên gây bệnh nổi mề đay, người bệnh cần làm thêm xét nghiệm máu, sinh thiết tế bào da.

Căn nguyên gây nổi mề đay sưng môi

Cho đến nay, y học vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh mề đay. Tuy nhiên, thông qua thăm khám lâm sàng và vị trí phù nề, tình trạng bệnh thực tế, bác sĩ có thể đưa ra một số nguyên nhân điển hình dưới đây.

Mề đay sưng môi do dị ứng thực phẩm

Thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay phổ biến nhất. Một số thực phẩm có thể gây dị ứng hay gặp gồm: hải sản, trứng, đậu phộng, các loại hạt, lúa mì, dứa, nấm, thịt bò… Triệu chứng dị ứng thực phẩm dễ nhận biết như sưng môi, ngứa ngáy ở miệng, nôn, chóng mặt, hoa mắt, thở khò khè, mạch yếu… thậm chí sốc phản vệ và tử vong.

Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì? Căn nguyên và cách xử trí 1 Cua là thực phẩm dễ gây dị ứng, nổi mề đay

Nếu bạn từng bị dị ứng bất cứ loại thực phẩm nào, hãy tìm hiểu kỹ nguyên liệu, thành phần của món ăn khi đi ăn ngoài để tránh nguy cơ dị ứng nổi mề đay sưng môi. Đồng thời, có thể đi khám để làm test các dị nguyên khác và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp với tình trạng dị ứng.

Sưng môi do dị ứng thời tiết, môi trường

Với những người cơ địa yếu, nhạy cảm thì thời tiết thay đổi đột ngột hay tiếp xúc với các tác nhân như không khí lạnh, gió, mưa nguồn nước… cũng có thể gây ra tình trạng nổi mề đay. Ngoài ra, thay đổi môi trường hoặc không khí ô nhiễm, bụi bẩn cũng là tác nhân gây ra tình trạng nổi mề đay sưng môi. 

Các triệu chứng cho thấy bạn dị ứng với thời tiết, môi trường như ngứa toàn thân, sưng môi, nổi da gà, lạnh sống lưng, nổi các mẩn đỏ trên da, ngứa mặt, hắt xì, nghẹt mũi…

Trong trường hợp không quá nặng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin loại không kê đơn để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc nặng hơn, hãy đi khám ngay để được tư vấn điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn da liễu.

Dị ứng mỹ phẩm gây sưng môi

Hầu hết nổi mề đay sưng môi xuất phát từ việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nhưng không loại trừ trường hợp do dị ứng một số thành phần có trong mỹ phẩm.

Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì? Căn nguyên và cách xử trí 2 Một số thành phần trong mỹ phẩm có thể là nguyên nhân gây sưng môi

Nổi mề đay do dị ứng thuốc

Đa số các loại thuốc tây bên cạnh khả năng chữa trị nhanh chóng thì cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ, nhất là kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid… Trong đó sưng môi là phản ứng rất hay gặp. Nếu bạn gặp các triệu chứng nổi mề đay, thở khò khè, phát ban, ngứa mắt, tiêu chảy, nôn… hãy ngừng thuốc ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ.

Mức độ nguy hiểm của nổi mề đay sưng môi

Theo bác sĩ, sưng môi ở thể nhẹ khiến người bệnh tự ti giao tiếp nhưng sẽ tự khỏi sau 24h điều trị tại nhà và không để lại di chứng cho cơ thể. 

Lúc này, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, che chắn kỹ bằng khẩu trang và mũ khi đi ra ngoài, đồng thời chườm lạnh vào vùng da tổn thương khoảng 15 - 20 phút sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy. Tránh chườm quá lâu dẫn đến bỏng lạnh. Ngoài ra, một số nguyên liệu tự nhiên cũng có tác dụng chữa mề đay sưng môi hiệu quả bạn có thể áp dụng như dùng nha đam, lá bạc hà, bột yến mạch. 

Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ cần dùng thuốc kháng histamin, kháng viêm, ức chế miễn dịch… tùy vào tình trạng cụ thể.

Với những trường hợp người bị nổi mề đay kèm sưng lưỡi và cổ họng gây khó thở, mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc và hoạt động sống của người bệnh. Tình trạng này cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bởi nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng sốc phản vệ nguy hiểm như suy hô hấp, tụt huyết áp và gây tử vong.

An An

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo