Những việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin Covid-19

Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin Covid-19 là điều mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Dưới đây là 10 việc cần làm và cần tránh, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Những việc cần làm trước khi tiêm vắc xin Covid-19

1. Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin 2Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Trong quá trình khám sàng lọc, người dân sẽ cung cấp những thông tin về tình trạng sức khỏe, như có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã và phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin ở những lần tiêm chủng trước ( có dị ứng với thuốc, hóa chất nào hay không).

Điều này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ những bất thường cần lưu ý bác sĩ cho bạn biết liệu bạn có được tiêm chủng, tạm hoãn hoặc không được tiêm một loại vắc xin nào đó, giúp việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

2. Chuẩn bị tinh thần

Tinh thần phải thoải mái, không nên quá lo lắng vì việc tiêm phòng có thể bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc Covid hoặc xảy ra biến chứng nặng (trong trường hợp dương tính sau tiêm). 

Nhiều người cũng thắc mắc trước khi tiêm vắc xin có được ăn không, trước khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không? Vì việc tiêm phòng Covid không cần phải thử máu nên bạn có thể yên tâm ăn uống, đừng để bụng đói vì đôi khi bạn phải chờ đợi để đến lượt tiêm. 

3. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc quần áo phù hợp

Vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là cánh tay trái là nơi sẽ chích ngừa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng sau khi tiêm. Ngoài ra bạn nên mặc trang phục đơn giản, lộ vùng cánh tay để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng. 

4. Mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ

Nếu bạn thắc mắc trước khi tiêm vắc xin cần làm gì thì nên ghi nhớ bước này. Đây là thủ tục vô cùng quan trọng khi quyết định bạn có được tiêm hay không. Những hồ sơ bạn cần có là chứng minh nhân dân (căn cước công dân), thẻ bảo hiểm y tế (nếu có), phiếu khám sàng lọc và Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng. 

Đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó là giấy tờ cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin, vì nếu bạn đã tiêm gần đây (trong vòng 2 tuần) thì bạn không được tiêm thêm vắc xin Covid-19.

5. Mang theo dụng cụ cần thiết

10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin 3Chuẩn bị 2-3 khẩu trang y tế (tốt nhất nên có thêm mặt nạ chống giọt bắn)

Mang theo 1 cây viết cho riêng mình và gia đình.

Chuẩn bị 2-3 khẩu trang y tế (tốt nhất nên có thêm mặt nạ chống giọt bắn) là những điều vô cùng quan trọng nếu bạn thắc mắc trước khi tiêm vắc xin cần chuẩn bị những gì.

Mang theo chai rửa tay bỏ túi để có thể rửa tay nhanh sau khi chạm vào những vật dụng công cộng.

Mang theo nước uống, quạt để sử dụng trong trường hợp chờ đợi khi nắng nóng.

6. Chăm sóc sức khỏe khỏe mạnh trước khi tiêm

Trước khi tiêm vắc xin nên làm gì thì không thể thiếu việc ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe. Ăn nhiều các loại cá omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung thêm vitamin C, A, E để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào thông qua các loại hoa quả tươi và rau xanh. 

Uống nhiều nước giúp bảo vệ các mô, cơ quan, đồng thời đảm bảo quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải của cơ thể tốt hơn trước khi tiêm phòng.

Ngủ đủ giấc giúp sức khỏe bạn ở mức sung mãn nhất và mang lại tâm trạng thoải mái khi tiêm phòng.

7. Chủ động tìm hiểu những tác dụng phụ sau khi tiêm

Trước khi tiêm vắc xin cần phải làm gì để đảm bảo an toàn đó chính là chủ động tìm hiểu những tác dụng phụ của việc tiêm vắc xin. Tùy vào cơ địa mỗi người mà sẽ xuất hiện những tác dụng phụ khác nhau. Bạn có thể hỏi cán bộ y tế về loại vắc xin được tiêm, các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử trí nhanh tại nhà.

Sau khi tiêm nên ở lại 30 phút để theo dõi, không chạm, không xoa nơi chích để đảm bảo không bị nhiễm trùng. Nếu không thấy những dấu hiệu bất thường sau tiêm, bạn có thể ra về, để an toàn thì bạn có thể xin số điện thoại của cơ sở y tế mà mình chích ngừa để liên lạc kịp thời. 

8. Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, ứng dụng Bluezone

Ứng dụng Bluezone có thể giúp bạn tra cứu được tiền sử F1, F0 có ở xung quanh nếu như họ cũng tải ứng dụng này. Còn Sổ sức khỏe điện tử thì giúp bạn khai báo y tế nhanh chóng, đồng thời giúp cơ quan y tế nhanh chóng cập nhật tình trạng sức khỏe của bạn sau khi tiêm.

Những việc cần tránh trước khi tiêm vắc xin Covid-19

1. Không tự ý dùng thuốc trước khi tiêm phòng

10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin 4Tránh dùng các thuốc giảm đau trước khi tiêm vắc xin covid

Tránh dùng các thuốc giảm đau trước khi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Không dùng các thuốc ức chế miễn dịch một tuần trước hoặc sau tiêm vắc xin vì có thể làm giảm đáp ứng với vắc xin, gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe.

2. Tránh sử dụng những chất kích thích 

Rượu, bia, thuốc lá là những chất kích thích có thể khiến cho cơ thể khó chịu và mệt mỏi, đặc biệt là khi bạn sử dụng chúng trước khi tiêm vắc xin. Vì thế bạn nên hạn chế những thứ này tối đa có thể ngay trong cuộc sống hằng ngày vì uống rượu tăng nguy cơ bệnh COVID-19.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo