Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dư đường

Khi nạp quá nhiều đường do ăn uống có thể làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận… Vì thế chúng ta hãy tìm hiểu về những dấu hiệu cơ thể dư đường để biết cách tiết chế và ổn định đường huyết.

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dư thừa đường

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dư thừa đường 1Đường cung cấp năng lượng rất tốt nhưng không nên nạp quá nhiều đường

Thị lực kém

Dư thừa đường trong cơ thể tuy nhiên liều lượng insulin không đủ để để phá vỡ nó sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho thị giác, khiến thủy tinh thể của mắt bị sưng làm cho mắt bị mờ.

Lượng đường trong máu cao sẽ khiến chúng rò rỉ vào ống kính của mắt, làm cho tròng mắt của bạn sẽ bị giãn ra và làm suy giảm thị lực đáng kể. Bên cạnh đó, các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khiến mắt bạn khó tập trung, vì vậy mọi thứ bắt đầu trông mờ nhạt.

Tăng cân nhanh chóng

Bổ sung đủ đường cho cơ thể cũng giúp sinh ra năng lượng, là khi lượng đường nạp vào cơ thể được ruột hấp thụ chuyển thành glucose trong máu, dùng cho tế bào để “đốt” sinh ra năng lượng. Tuy nhiên hấp thụ đường quá nhiều sẽ khiến trạng nồng độ đường huyết tăng quá cao. Lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo sẽ dẫn đến thừa cân – béo phì đồng thời làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường và nhiều bệnh lý khác. Vì vậy khi bạn thấy cơ thể có dấu hiệu tăng cần thì lý do có thể là do cơ thể đang dư thừa đường.

Cao huyết áp, tim đập nhanh

Ăn nhiều đường gây thừa cân béo phì, đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh cao huyết áp. Lượng glucose trong máu cao làm tăng áp lực của dòng máu trong lòng động mạch, từ đó khiến tim phải co bóp nhiều hơn dẫn đến tình trạng cao huyết áp.

Nổi nhiều mụn thịt không rõ nguyên nhân

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dư thừa đường 2Nổi nhiều mụn có thể do cơ thể đang bị dư thừa đường

Dư thừa đường có thể ảnh hưởng đến da, làm xuất hiện những lượng mụn thịt dư trên da có kích thước nhỏ trông giống như mụn cóc, thường xuất hiện ở cổ, nách, háng hoặc dưới ngực. Lượng mụn thịt dư này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh, nhưng đây có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao. Những nốt mụn này được tạo thành từ các sợi collagen và mạch máu lỏng lẻo do tăng lượng đường trong máu và insulin.

Đau khớp

Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm khớp. Vì thế nếu bạn thường xuyên bị đau đầu gối, đau hông hoặc đau lưng mãn tính, đó có thể là dấu hiệu của việc lượng đường huyết đang tăng cao, có thể chuyển sang giai đoạn bệnh tiểu đường. Dư đường trong máu khiến cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách tạo nên nhiều áp lực lên các khớp dẫn đến suy thoái khớp gây đau, giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời và theo thời gian người bệnh sẽ càng bị đau buốt, các khớp cong quặp và biến dạng.

2 loại đường mà chúng ta nạp vào cơ thể

Đường thêm vào

Đây là loại đường tồi tệ nhất vì nó không hề cung cấp những chất dinh dưỡng bổ sung mà ngược lại còn làm hại khả năng trao đổi chất của cơ thể. Chúng là thành phần tạo vị ngọt trong những sản phẩm đóng hộp, chế biến sẵn trong thị trường, là nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân và các bệnh khác như béo phì, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Tránh nạp vào loại đường thêm vào bằng cách hạn chế những loại thực phẩm không:

  • Những loại nước ngọt có gas.
  • Nước ép trái cây đóng hộp sẵn, thay vào đó bạn nên chọn uống những loại nước ép tự nhiên từ trái cây.
  • Những loại bánh kẹo ngọt, bánh quy vì chúng chứa rất nhiều đường và carbohydrates tinh chế, đặc biệt là kẹo ngọt vì những tác hại của kẹo ngọt đối với cơ thể.
  • Trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô vì chúng chứa nhiều chất bảo quản và đường hóa học.

Đường tự nhiên

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dư thừa đường 3Tránh nạp đường thêm vào mà thay vào đó nên nạp đường tự nhiên trong thực phẩm

Đường tự nhiên là những chất bột đường chúng ta nạp vào cơ thể thông qua thức ăn. Trong tổng năng lượng từ bữa ăn, chất bột đường chiếm khoảng 55-65%, phần còn lại là chất đạm và chất béo. Tuy nhiên chúng ta nên nạp lượng đường bé hơn lượng năng lượng tiêu thụ, vì nếu nạp nhiều hơn hoặc ít hơn đều gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Bạn nên bổ sung nhiều đường tự nhiên qua những loại thực phẩm như trái cây, rau quả, gạo, ngũ cốc và các loại hạt. Loại đường tự nhiên này còn chiết xuất để sản xuất thành đường tinh luyện hiện, đường cát, đường trắng - một loại gia vị chúng ta đang dùng hằng ngày. Và bạn nên nhớ không nên dùng quá 9 muỗng đường mỗi ngày trong chế độ ăn của gia đình.

Những cách hạn chế đường trong bữa ăn đúng cách

Đường là một loại gia vị không thể thiếu trong bếp ăn của mỗi gia đình, mang lại vị ngọt và giúp món ăn ngon hơn. Đường cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B1, B2, B6, C; các muối vô cơ gồm canxi, phốt pho, sắt và các acid hữu cơ. Tuy nhiên chúng ta không nên nạp quá nhiều đường vì nó có thể gây béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Theo khuyến cáo của WHO, người lớn không nên nạp quá 25 - 50 gam đường mỗi ngày với người lớn và đối với trẻ em là dưới 12 - 25 gam.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo