Những cách chăm sóc bệnh nhân bị thoát vị bẹn
Bệnh thoát vị bẹn thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thoát vị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn là tình trạng tăng áp lực ổ bụng, ruột hoặc buồng trứng do dịch ổ bụng hoặc ruột chạy xuống, tạo thành khối phồng to ở bẹn. Khi thoát vị đã hình thành, người bệnh sẽ cảm nhận khối thoát vị lớn dần, gây nên nhiều triệu chứng khó chịu.
Những triệu chứng của bệnh
Cảm giác có khối đè nặng áp lực ở bẹn, tăng nhiều khi ho, đứng lên, nâng vác vật nặng, tập thể dục và biến mất khi nằm xuống. Bìu bị sưng đỏ, phình một hoặc hai bên háng, nắn vào vùng phồng sờ được túi thoát vị mềm nhưng không đau.
Cảm giác khó chịu hoặc đau, lan đến vùng bìu của bé trai hoặc vùng mu của bé gái. Đặc biệt trẻ em bị thoát vị bẹn rất khó phát hiện vì cấu trúc cơ thể còn nhỏ, những khối thoát vị như dịch ổ bụng hoặc ruột tràn ra rồi lại chui về ổ bụng. Tuy nhiên nếu ba mẹ thấy trẻ bị đau vùng bẹn khi đi vệ sinh, vận động mạnh, chạy nhảy, ho, quấy khóc thì nên đưa trẻ đi khám để tầm soát nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh.
Đối với những trường hợp nặng có thể xuất hiện những biến chứng như nghẹt ruột, tắc ruột thì vùng u phồng có thể sưng đau, bụng trướng lên đau dữ dội kèm táo bón, nôn hoặc buồn nôn.
Đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị bẹn
- Người cao tuổi do các cơ thành bụng yếu, mắc các bệnh như u nang thùng tinh, tràn dịch tinh mạc.
- Trẻ em mắc bệnh thoát vị bẹn bẩm sinh hoặc di truyền từ gia đình có người thân, như cha mẹ hoặc anh chị mắc thoát vị bẹn.
- Người hút thuốc lá gây tổn thương phổi nghiêm trọng, mắc bệnh phổi hoặc ho mãn tính.
- Người bị táo bón, rặn nhiều cũng gây áp lực lên thành bụng có thể gây thoát vị bẹn.
- Người béo phì, thừa cân tạo thêm áp lực lên bụng và khớp nối giữa bụng và háng.
- Người làm công việc tay chân nặng nhọc hoặc phải đứng làm việc trong thời gian dài.
- Phụ nữ mang thai và sinh non làm suy yếu cả các cơ bụng và gây tăng áp lực trong ổ bụng.
Những cách chăm sóc bệnh nhân bị thoát vị bẹn
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thoát vị bẹn với những trường hợp sau
- Tắc ống dẫn tinh hoặc viêm tinh hoàn
- Có các triệu chứng bất thường hoặc bìu bị sưng to, xuất hiện những cơn đau vật vã
- Sưng bìu to, sốt cao hơn 37, 38 độ
- Ho kéo dài hoặc bị dị ứng
- Trẻ em sinh ra mắc bệnh thoát bị bẹn bẩm sinh
Lúc này phẫu thuật nên được thực hiện càng sớm càng tốt để giảm bớt những cơn đau, hạn chế tổn thương các mô mềm hoặc các bộ phận nội tạng không liên quan.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Với trẻ em, phẫu thuật nội soi là phương pháp ưu tiên hàng đầu để khâu lại ống phúc tinh mạc, nguyên nhân gây thoát vị bẹn mà không động chạm đến ống dẫn tinh hoặc mạch máu nuôi tinh hoàn. Với người lớn, bệnh này cần điều trị sớm để đảm bảo không ảnh hưởng tới việc có con, ổn định được sinh hoạt và công việc hằng ngày
Chữa trị thoát bị bẹn bằng phương pháp phẫu thuật không gây nhiều biến chứng, thời gian phẫu thuật ngắn chỉ kéo dài 30 đến 60 phút và bệnh nhân có thể xuất viện chỉ sau 1 – 2 ngày kể từ khi hoàn thành ca mổ.
Những lưu ý sau khi phẫu thuật thoát vị bẹn
Có chế độ sinh hoạt điều độ
Theo dõi lượng nước tiểu và màu nước tiểu sau mổ, nếu không có nước tiểu trong 6-8 giờ sau mổ thì cần báo lại với bác sĩ.
Tránh hoạt động mạnh sau 1 tuần sau mổ, nên đi bộ nhẹ nhàng sau khi mổ để máu lưu thông, giảm nguy cơ đông máu, đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng khăn ấm trong ngày đầu tiên, ngày tiếp theo nên tắm bằng vòi và cố gắng giữ cho vết mổ khô ráo. Thường xuyên vệ sinh vết mổ sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và làm lành vết thương nhanh hơn.
Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ 8 tiếng một ngày và không làm những việc nặng để cơ thể mau hồi phục.
Có chế độ dinh dưỡng khoa học
Sau mổ bệnh nhân cũng cần có một chế độ ăn phù hợp, trong những ngày đầu nên ăn uống thức ăn lỏng để giảm áp lực lên thành bụng, nên ăn dễ tiêu hóa như sữa, cháo, rau củ và ăn nhiều hoa quả.
Sau khi được xuất viện thì người bệnh cũng nên kiêng những đồ cay nóng, khó tiêu, cũng không nên ăn quá no một lúc
Nếu vết mổ còn phù nề, tạm thời người bệnh không ăn đồ nếp, hải sản đến khi hết phù.
Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giàu chất xơ và vitamin để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, hạn chế tình trạng táo bón.
Điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ
Tuân thủ đúng lịch tái khám của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng phục hồi và phát hiện sớm những bất thường
Khi thấy những dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc khó chịu ở vết mổ bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp