Những bệnh thường gặp sau mưa lũ và các loại thuốc dùng phổ biến

Mưa lũ không chỉ gây ngập lụt, ô nhiễm nguồn nước mà còn là một trong những nguyên nhân gây nên một số bệnh lý về da hay hệ tiêu hóa. Vậy những bệnh thường gặp sau mưa lũ là gì? Ngoài việc giữ vệ sinh đúng cách thì còn cần phải sử dụng thêm những loại thuốc đặc trị nào nữa để chữa bệnh nhanh chóng và không để lại di chứng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Những bệnh thường gặp sau mùa lũ

Dưới đây là những bệnh thường gặp sau mùa bão lũ cũng như nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý này: 

1. Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn

Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do các vi khuẩn dạng campylobacter gây nên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy hàng đầu trên toàn thế giới và nó có ở mọi lứa tuổi. 

Ổ chứa vi khuẩn thường là các loại gia súc, gia cầm như chó, mèo, chim, lợn, gà, vịt, các động vật gặm nhấm… đây đều là những nguồn có thể lây bệnh trực tiếp cho người. Và nguyên nhân các vụ dịch xảy ra phần lớn đều có liên quan đến thức ăn, đặc biệt là các loại thịt gia cầm không được nấu chín, sữa không được tiệt khuẩn và nước chưa được lọc sạch hết vi khuẩn. 

nhung-benh-thuong-gap-sau-mua-lu-va-cac-loai-thuoc-dung-pho-bien-1

Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn - bệnh thường gặp sau mùa lũ

2. Bệnh do Rotavirus

Bệnh do Rotavirus thường sẽ dễ bị lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus. Rotavirus chủ yếu sẽ gây bệnh cho trẻ em ở dưới 2 tuổi và thường các triệu chứng sẽ bắt đầu khởi phát sau 24 - 48 giờ. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ em khi bị nhiễm virus là sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, đôi khi còn dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải rất nhanh. Việc điều trị chủ yếu là cố gắng bù nước và điện giải cho trẻ. 

3. Bệnh do phẩy khuẩn tả

Bệnh do phẩy khuẩn tả thường sẽ bị lây nhiễm theo đường tiêu hóa. Nguyên nhân có thể là do ăn thức ăn, nước uống… bị nhiễm mầm bệnh trong quá trình nuôi trồng, chế biến, bảo quản hoặc do ruồi nhặng, chuột gián làm lây lan mầm bệnh. 

Đặc biệt, những nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ tạo điều kiện lây truyền bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt là sau thời điểm lũ lụt. Bởi lúc này không có đủ nước sạch để cung cấp và điều kiện môi trường không tốt. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do bị shock không hồi phục.

Các loại thuốc phổ biến thường dùng để chữa bệnh

1. Bù nước và điện giải

Khi gặp phải những bệnh thường gặp sau mưa lũ trên thì điều đầu tiên cần phải chú trọng đó là bù nước và điện giải. Đặc biệt là trường hợp tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ em, cần phải cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Bởi nếu không có thể gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và rối loạn nước điện giải ở trẻ. 

nhung-benh-thuong-gap-sau-mua-lu-va-cac-loai-thuoc-dung-pho-bien-2

Các loại thuốc phổ biến thường dùng để chữa bệnh

Hoặc cũng có thể sử dụng dung dịch oresol hoặc viên hydrite để bù nước nhanh chóng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý pha dung dịch bù nước theo đúng hướng dẫn sử dụng và không được chia nhỏ ra để pha nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu để quá 12 giờ thì không nên uống nữa và phải bỏ đi. 

2. Sử dụng thuốc kháng tiết ở ruột non

Loại thuốc này có khả năng ức chế men encephalinase - một loại men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột. Từ đó sẽ giúp ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, thường sẽ đạt đỉnh điểm sau khi uống được khoảng 1 giờ và thời gian tác dụng khoảng 8 giờ. Đôi khi thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ như buồn ngủ và cần phải sử dụng thận trọng đối với phụ nữ có thai và cho con bú. 

3. Các chất hấp phụ

Đây là một trong những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacrylic thấm nước, nó có khả năng hút nước rất nhiều và làm tăng độ đặc của phân. Loại thuốc này không được hấp thu vào máu và làm tăng độ đặc của phân. 

Loại thuốc này sẽ không được hấp thu vào máu mà sẽ được đào thải ra ngoài theo phân mà chúng đã hấp thụ. Do đó, không nên sử dụng chung với các nhóm thuốc làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra, cần phải lưu ý nên dùng các loại thuốc khác cách xa ít nhất 2 tiếng khi uống loại thuốc này. Một số loại thuốc hay dùng của nhóm này như gelopectose (gồm có pectin, cellulose, silica, dextrin - maltose, natri clorid), shaco len (gồm có lactoprotein methyl elic)....

nhung-benh-thuong-gap-sau-mua-lu-va-cac-loai-thuoc-dung-pho-bien-3

Các chất hấp phụ có khả năng hút nước và tăng độ đặc cho phân

Ngoài ra, trong Đông y còn hay sử dụng thuốc berberin là loại alkaloid chiết xuất từ các cây vàng đắng, hoàng liên, hoàng bá, hoàng đằng. Loại thuốc này có tác dụng diệt ký sinh trùng amip và một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà có thể sử dụng kháng sinh và thuốc làm chậm nhu động ruột hoặc men tiêu hóa phù hợp. Tuy nhiên, tốt nhất nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Trên đây là một số chia sẻ về vấn để những bệnh thường gặp sau mưa lũ và các loại thuốc phổ biến dùng để chữa bệnh. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)



Chat with Zalo