Những ảnh hưởng của ung thư đến gia đình bệnh nhân

Ung thư ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong gia đình. Nhưng sự ảnh hưởng của ung thư đến mỗi người có thể khác nhau. Bạn có thể nhận thấy các sinh hoạt hàng ngày của gia đình sẽ thay đổi trong quá trình điều trị bệnh. Các mối quan hệ của bạn với gia đình cũng có thể thay đổi.

Trong quãng thời gian khó khăn này, cuộc sống hôn nhân, mối quan hệ cha mẹ, con cái, bạn bè... sẽ bị thử thách rất lớn, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Bầu không khí chung lúc này có thể là những cảm giác buồn bã, lo lắng, giận dữ hay thậm chí có thể là tuyệt vọng.

Những ảnh hưởng của ung thư đến gia đình bệnh nhân1 Ung thư ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong gia đình

Những ảnh hưởng của ung thư đến gia đình bệnh nhân

Mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ

Dù bạn đang sống với cha mẹ hay đã không sống với họ trong nhiều năm thì cha mẹ luôn luôn bảo vệ và quan tâm bạn. Cha mẹ có thể hỏi rất nhiều hoặc đưa ra nhiều lời khuyên dù bạn không yêu cầu. Nếu cha mẹ bạn có những hành động trên, xin hãy nhớ đến những việc họ đã làm cho bạn khi bạn còn nhỏ. Cha mẹ cũng đang đối diện với cảm xúc của chính họ về bệnh ung thư của bạn.

Trò chuyện với cha mẹ

Cố gắng nói chuyện với cha mẹ một cách trung thực về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn, cho dù điều đó đối với bạn rất khó khăn. Bạn có thể không muốn làm phiền họ. Tuy nhiên, việc chia sẻ cảm xúc và nói với cha mẹ những điều bạn cần, có thể giúp bạn giải quyết vấn đề và hỗ trợ lẫn nhau. Dưới đây là một số gợi ý về những điều có thể trao đổi với cha mẹ:

  • Lập danh sách những thứ đã thay đổi trong mối quan hệ của bạn, cả những điều tích cực và tiêu cực.
  • Xác định những thứ quan trọng nhất trong danh sách và chia sẻ những điều đó với cha mẹ. Ví dụ, có thể bạn muốn được riêng tư hơn hoặc có nhiều thời gian hơn với bạn bè.
  • Nếu cha mẹ lo lắng về khả năng chăm sóc sức khỏe của bạn, hãy thử lập một kế hoạch. Ví dụ, nếu cha mẹ không muốn bạn tự theo dõi việc dùng thuốc, hãy lập một biểu đồ về liều và thời gian dùng thuốc. Điều này cho thấy bạn tự chịu trách nhiệm hơn về sức khỏe của mình.
  • Chấp nhận sự giúp đỡ của cha mẹ. Nếu cần thiết, bạn hãy tìm cách thỏa hiệp.
Những ảnh hưởng của ung thư đến gia đình bệnh nhân2 Những ảnh hưởng của ung thư đến gia đình bệnh nhân

Những điều bố mẹ có thể giúp đỡ bạn

Là một thanh niên hoặc thiếu niên, bạn đã và đang quen với việc sống tự lập. Việc quan tâm quá nhiều đến từ cha mẹ khiến bạn cảm thấy như đang quay lại khoảng thời gian dựa dẫm lúc bé. Bạn hãy rạch ròi giữa những việc bạn phải tự quyết định và những việc cần giúp đỡ. Cha mẹ có thể có nhiều kinh nghiệm hơn trong một số tình huống, như khi trao đổi với bác sĩ và công ty bảo hiểm. Do đó, dưới đây là những điều bố mẹ có thể giúp đỡ bạn:

  • Giúp bạn tìm hiểu về bệnh ung thư và các lựa chọn điều trị.
  • Sắp xếp các chuyến thăm bệnh hoặc các cuộc gọi thăm bệnh từ gia đình và bạn bè.
  • Cùng bạn đi đến bệnh viện.
  • Chuẩn bị bữa ăn cho bạn.
  • Ở bên bạn khi bạn ốm mệt.
  • Giúp bạn nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc trường học của bạn.

Mối quan hệ xung quanh và cuộc sống

Bạn có thể sống với cha mẹ hoặc đã có gia đình riêng. Việc sống một mình lúc này có thể gây khó khăn trong quá trình điều trị. Bạn nên cân nhắc việc cha mẹ hoặc ai đó chuyển đến ở với bạn trong khoảng thời gian điều trị. Hoặc bạn có thể quay lại ở với cha mẹ trong một thời gian.

Lúc này, nếu bạn có thể cảm thấy như đang từ bỏ sự tự lập hoặc không thể tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, sống với ai đó trong quá trình điều trị có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về thể chất, tình cảm, kinh nghiệm và tài chính. Đây cũng là dịp để gia đình và những người xung quanh có cơ hội giúp đỡ bạn.

Những ảnh hưởng của ung thư đến gia đình bệnh nhân3 Hãy để người thân được chia sẻ với những cảm xúc mà bạn đang trải qua

Mối quan hệ giữa các anh chị em

Anh chị em ruột có thể có nhiều cảm xúc, bao gồm cả sự lo lắng cho sức khỏe của bạn. Cách họ phản ứng với bệnh ung thư của bạn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ thân thiết của bạn với họ.
  • Tuổi, mức độ trưởng thành và tính cách của họ.
  • Khoảng cách giữa nơi sinh sống của bạn và của họ.
  • Cách họ đối mặt với cuộc sống và mối quan hệ của họ với bạn.

Bạn hoặc anh chị em có thể không biết phải nói gì, hoặc thậm chí họ có thể sợ nhắc về bệnh ung thư với bạn. Vì vậy, bạn có thể là người bắt đầu cuộc trò chuyện. Những người nhỏ tuổi hơn có thể không hiểu rõ, họ chỉ biết bạn bị ốm. Tuy nhiên, những người gần bằng tuổi bạn có thể thấu hiểu được những cảm xúc của bạn hơn cả cha mẹ. Dù lớn hay nhỏ tuổi hơn bạn, họ vẫn muốn giúp đỡ bạn. Họ có thể:

  • Cùng bạn đi đến bệnh viện hoặc phòng khám.
  • Dành thời gian để làm những điều thú vị với bạn để loại bỏ ung thư ra khỏi suy nghĩ của bạn.
  • Ghé thăm bạn ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe để ra ngoài.
  • Trò chuyện về những thứ khác ngoài ung thư.
  • Giúp bạn nấu ăn, giặt ủi, mua sắm và các công việc nhà khác.
  • Giúp cho các thành viên khác trong gia đình biết rõ thông tin về việc điều trị và phục hồi của bạn.
Những ảnh hưởng của ung thư đến gia đình bệnh nhân4 Anh chị em ruột có thể có nhiều cảm xúc hơn cả bao gồm cả việc lo lắng cho bệnh của bạn

Những lưu ý về mặt tinh thần khi bị ung thư

Khi bị ung thư, ngoài việc chú trọng đến vấn đề điều trị, thì các vấn đề về cảm xúc cũng cần được hết sức quan tâm. Cách tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao năng lượng tích cực, ngoài việc tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh của mình, vấn đề cân bằng cảm xúc và các mối quan hệ xung quanh cũng cần được “bồi dưỡng”.

Cố gắng tránh đổ lỗi cho bản thân về những phản ứng của anh chị em với bệnh ung thư. Họ đôi khi có thể cảm thấy ghen tị với sự quan tâm mà mọi người dành cho bạn. Bên cạnh đó, có thể họ sợ rằng bản thân họ sẽ bị ung thư hoặc một số cảm xúc khác. Nếu họ quá lo lắng, hãy khuyên họ đến gặp những nhóm hỗ trợ hoặc tư vấn. Điều này có thể giúp họ học cách quản lý cảm xúc và phản ứng với cảm xúc của họ một cách lành mạnh.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com



Chat with Zalo