Nguyên nhân trẻ tự kỷ và cách phân loại tự kỷ

Tự kỷ là một dạng rối loại phát triển về nhiều mặt, nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân trẻ tự kỷ bắt nguồn từ đâu.

1. Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ

Hiện nay có rất nhiều giả thuyết được đưa ra về nguồn gốc gây tự kỷ cho trẻ. Các nhà khoa học cho rằng, tự kỷ bắt nguôn từ yếu tố di truyền, nhưng có nhiều nhà khoa học lại nghĩ rằng, tự kỷ bắt nguồn từ hai yếu tố: di truyền và môi trường. Đối với yếu tố di truyền, hiện vẫn chưa tìm được gen hay tổ hợp gen gây ra tự kỷ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình mang thai của người mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đối với thai nhi. Trong quá trình mang bầu, nếu mẹ mắc virus Rubella thì sẽ gây ảnh hưởng tới não bộ của trẻ, khiến trẻ tự kỷ. Thiếu hụt tyroxin ở mẹ trong quá trình thai nghén cũng có thể sản sinh ra những thay đổi trong não bộ thai nhi. Đặc biệt, đối với các mẹ bị đái tháo đường trong quá trình mang thai, thì khả năng trẻ tự kỷ sẽ tăng gấp đôi so với những trường hợp khác.

Ngoài ra, môi trường sống cũng có thể là nguyên nhân không nhỏ khiến trẻ tự kỷ. Thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại liều cao và tiếp xúc trong một thời gian dài như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hoặc các loại hóa chất nguy hiểm có thể gây ra những thay đổi bất thường về gen, gây đột biến gen ở các bà mẹ mang thai.

Nguyên nhân trẻ tự kỷ và cách phân loại tự kỷ 1

Trẻ có thể mắc tự kỷ do những yếu tố môi trường gây ảnh hưởng trong quá trình mang thai của mẹ.

2. Phân loại tự kỷ

Trẻ tự kỷ cũng được chia theo nhiều mức độ, nhiều loại khác nhau. Thông thường tự kỷ sẽ được chia dựa trên 3 yếu tố như sau:

Mức độ tự kỷ:

  • Tự kỷ nhẹ: trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao tiếp được với mọi người nhưng hơi hạn chế. Ngoài ra trẻ có thể thực hiện được những hoạt động đơn giản, chơi và kỹ năng nói bình thường.
  • Tự kỷ trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, nhưng kỹ năng nói và khi tiếp xúc với ngoài ngoài bị hạn chế khá nhiều.
  • Tự kỷ nặng: Trẻ không thể giao tiếp với những người xung quanh bằng bất cứ hình thức nào, điều này cũng dẫn tới việc trẻ không thể nói được.

Thời điểm mắc bệnh tự kỷ:

  • Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh): Các biểu hiện của tự kỷ được xuất hiện trong 3 năm đầu đời của trẻ.
  • Tự kỷ không điển hình (tự kỷ mắc phải): Trong 3 năm đầu trẻ phát triển bình thường, nhưng trong thời gian sau đó, các triệu chứng của tự kỷ xuất hiện dần dần, khả năng giao tiếp dần bị hạn chế.

Chỉ số thông minh:

  • Chỉ số thông minh của trẻ cao và nói được: Dù không có các hành vi tiêu cực nhưng trẻ rất thụ động, trẻ có khả năng quan sát tốt, có thể biết đọc sớm, có xu hướng bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành.
Nguyên nhân trẻ tự kỷ và cách phân loại tự kỷ 2Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao có khả năng tập trung rất tốt.
  • Chỉ số thông minh cao, không nói được: Trẻ có sự khác biệt giữa kỹ năng nói và kỹ năng vận động, có thể trở nên quá nhạy cảm khi kích thích thính giác. Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ và ở trường hợp này trẻ có thể thích giao tiếp.
  • Chỉ số thông minh thấp, nói được: Trẻ thường xuyên la hét to, có hành vi hung hãn hơn khi lớn, trí nhớ kém, thường xuyên nói lặp đi lặp lại. Khả năng tập trung kém.
  • Chỉ số thông minh thấp, không nói được: Trẻ thương xuyên im lặng, có thể dùng được một ít từ và cử chỉ. Nhạy cảm với âm thanh tiếng động. Không tiếp xúc với môi trường xung quanh nên không có mối quan hệ với người khác.
Nguyên nhân trẻ tự kỷ và cách phân loại tự kỷTrẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được thường không có mối quan hệ với người khác.

Uyên



Chat with Zalo