Nguyên nhân gây bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em
Bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi phát triển chiều cao. Hiện tượng này xuất hiện khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển xương, nhất là khi chiều cao tăng đột biến. Vậy nguồn cơn của căn bệnh này là gì và các mẹ cần xử lý như thế nào?
1. Nguyên nhân gây bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em
Về phương diện sinh lý, sự phát triển xương dài ở trẻ bắt đầu ở thân sau xương đến 2 đầu xương (trên, dưới). Giữa thân xương và 2 đầu xương có 2 khoảng ngăn cách mỏng bằng sụn liên hợp, nhờ đó xương được kéo dài dần ra khi trẻ lớn.
Hiện tượng này thường gặp khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển xương, nhất là khi trẻ có sự chiều cao của trẻ tăng đột biến. Xương phát triển quá nhanh trong khi các yếu tố như sắt, canxi không được cung cấp đầy đủ khiến trẻ cảm thấy chân tay tê mỏi, khi ngủ trẻ cảm thấy bứt rứt không yên.
![Nguyên nhân bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_nhuc_moi_chan_tay_o_tre_em_1_ad9f20cb78.jpg)
Ngoài nguyên nhân thiếu hụt canxi, trẻ nhỏ có thể nhức mỏi tay chân do xương phát triển quá nhanh làm hệ cơ phát triển không “theo kịp”, khiến cơ bị kéo căng gây đau bắp, bụng chân, tay hay còn gọi là đau cơ. Trẻ thường mỏi chân tay vào ban đêm vì đó là thời điểm xương phát triển nhanh nhất.
Bên cạnh đó, khi chân tay trẻ tê mỏi, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu đi kèm như hiện tượng sụp mi mắt (một hoặc hai bên), đau vùng thắt lưng, vùng xương chậu, xương cụt… Những dấu hiệu đó cho thấy, có thể bé bị viêm khớp vùng chậu. Ngoài ra, nếu mẹ có phát hiện các nốt ban đỏ, bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân… thì có thể bé đã mắc phải bệnh tay chân miệng và đưa bé chữa trị kịp thời.
![Nguyên nhân bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_nhuc_moi_chan_tay_o_tre_em_2_a4681382e5.jpg)
Một số trẻ trong độ tuổi phát triển, đặc biệt là giai đoạn dậy thì (từ 9 đên 10 tuổi), nhu cầu canxi và các dưỡng chất cần thiết phát triển sụn và giúp xương dài ra không được cung cấp đủ. Vì thế trẻ sẽ gặp những cơn nhức mỏi, nhất là đau dọc các xương dài, có thể kèm theo tê mỏi chân tay.
Thực chất sự phát triển của xương trẻ sẽ không gây đau. Sự nhức mỏi và khó chịu thường là kết quả của việc chạy nhảy, leo trèo suốt ngày của trẻ hiếu động. Một số trẻ đau dậy thì thường là những cơn đau thoáng qua, không đến mức quá đau.
2. Mẹ phải làm sao khi gặp bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em?
Khi gặp bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em, mẹ nên giúp bé nặn và xoa chân tay cho máu lưu thông nhiều hơn. Tuy nhiên đó chỉ là liệu pháp tạm thời, mẹ cần bổ sung canxi và sắt cho bé thông qua các món ăn hàng ngày cũng như một số loại thực phẩm chức năng được kiểm chứng chất lượng.
![Nguyên nhân bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_nhuc_moi_chan_tay_o_tre_em_3_1bd6e796e3.jpg)
Đồng thời, bé cần được tập luyện thể dục thể thao để có được sự phát triển toàn diện và “kịp thời” giữa xương và cơ. Tuy nhiên không nên tập quá sức vì sẽ khiến bé cảm thấy đau mỏi hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ để xin tư vấn và cách điều trị kịp thời.
Lưu ý: Khi bị mỏi chân tay, trẻ thường hay vấp ngã hoặc đau xương tay, chân khi vận động mạnh. Lúc đó, mẹ cần tránh cho trẻ những tổn thương do va đập hay viêm nhiễm vì trẻ rất dễ bị gãy xương hoặc bong gân.
Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em. Các mẹ có thể dựa vào đó và tìm được phương án điều trị thích hợp cho bé nhà mình nhé!
Nguyệt Hằng