Nên chọn mua máy đo nồng độ oxy trong máu nào?

Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhiều bệnh nhân đến bệnh viện với mức oxy thấp đáng cảnh báo, nếu không nhanh chóng có biện pháp hỗ trợ kịp thời, sức khoẻ người bệnh sẽ bị ảnh hưởng xấu. Vì vậy, các bác sĩ khuyên mỗi gia đình nên trang bị thiết bị này để theo dõi nồng độ oxy trong máu, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý nhanh.

Vậy máy đo nồng độ oxy trong máu nào được tin dùng hiện nay? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.  

Máy đo nồng độ oxy trong máu hoạt động như thế nào?

Máy đo nồng độ oxy trong máu được thiết kế như một chiếc kẹp, cải tiến với các tính năng không xâm lấn và liên tục để phát hiện nồng độ oxy trong máu (SPO2) và nhịp đập của tim (PR), thiết bị nhỏ gọn, tiện lợi mang theo khi di chuyển.

Cách sử dụng khá dễ dàng, chỉ cần đưa ngón tay vào thiết bị máy đo SpO2, trong vài giây ngón tay sẽ sáng lên và cho biết mức độ oxy trong máu và nhịp tim của bạn là bao nhiêu. 

Về nguyên lý hoạt động, thiết bị sẽ chiếu các bước sóng qua ngón tay, nhắm vào hemoglobin. Hemoglobin sẽ hấp thụ các bước sóng ánh sáng khác nhau, tùy thuộc vào lượng oxy mà nó mang theo. Thiết bị lúc này sẽ cung cấp mức độ bão hòa oxy trong máu của bạn. 

Thiết bị hoạt động tốt hơn ở bàn tay ấm, thêm một lưu ý nữa là việc sơn móng tay cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. 

Máy đo nồng độ oxy trong máu được thiết kế như một chiếc kẹp, nhỏ gọn, tiện lợi trong quá trình đo

Những trường hợp cần sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Máy đo nồng độ oxy trong máu hiện nay được sử dụng rộng rãi, chúng ta có thể thấy ở các bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế hay tại nhà.

Những đối tượng sử dụng thiết bị thường là người già, người cao tuổi mắc bệnh về hô hấp, hen suyễn, thiếu máu lên não,... đặc biệt là những người dương tính với Covid-19. Những người này cần phải có máy đo SpO2 để theo dõi sức khỏe và cần phải báo ngay cho bác sĩ nếu có chỉ số dưới 95%.

Ngoài việc sử dụng thiết bị để theo dõi nồng độ oxy trong máu cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, thiết bị này còn được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như:

  • Trong hoặc sau khi phẫu thuật.
  • Khi sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê.
  • Để đánh giá các loại thuốc phổi đang hoạt động như thế nào.
  • Để xem có nên cho bệnh nhân sử dụng máy thở hay không.

Thiết bị còn dùng để kiểm tra sức khỏe của những người mắc các bệnh như:

  • Đau tim, suy tim
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Thiếu máu
  • Bệnh hen suyễn
  • Viêm phổi
  • Ung thư phổi

Những trường hợp cần sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Cách đo nồng độ oxy trong máu

Bước 1: Kiểm tra thiết bị và lắp pin vào

Hiện nay, hầu hết các máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim đều sử dụng pin. Pin cần phải đầy và lắp đúng cực thì thiết bị mới hoạt động được.

Bước 2: Thiết lập các cài đặt theo hướng dẫn sử dụng của từng loại máy

Các thiết bị đo nồng độ oxy trong máu hiện nay đều có sách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng việt rất chi tiết, do đó, người sử dụng hoàn toàn có thể thiết lập các cài đặt máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các thiết lập như độ sáng màn hình, chế độ xem, tín hiệu báo động,... hoặc các cài đặt lưu trữ, tất cả chỉ cần cài đặt trong lần đầu sử dụng, còn những lần sau không cần phải thiết lập lại.

Bước 3: Tiến hành đo

Sau khi đã thiết lập thiết bị xong, tiến hành đo bằng cách: 

  • Mở kẹp
  • Đặt ngón tay vào kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của thiết bị
  • Đóng kẹp

Sau đó, thiết bị sẽ đo và cho ra kết quả trên màn hình sau vài giây. Khi thấy kết quả xuất hiện trên màn hình, mở kẹp, rút tay ra khỏi thiết bị, sau đó khoảng 10 giây, thiết bị sẽ tự tắt.

*Đọc kỹ thông tin Hướng dẫn sử dụng của từng loại máy trước khi dùng.

Nên mua máy đo nồng độ oxy trong máu nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy đo nồng độ oxy trong máu, đáp ứng từng nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét nhiều khía cạnh như: Chất lượng, thiết kế, mẫu mã, sự kiểm định,...

Ngoài ra, việc lựa chọn thiết bị nào còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng như dùng để đo cho trẻ nhỏ, người cao tuổi hay cho cả hai, chi phí cũng là mức đáng để cân nhắc.  

Điều này làm cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn. Nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn về các dòng sản phẩm hiện có trên thị trường, Hà An Pharmacy xin gợi ý thiết bị đo nồng độ oxy trong máu Máy Đo Nồng Độ Oxy Spo2 Kẹp Ngón Tay Fingertip Pulse Oximeter A2.

Đây là một sản phẩm được cải tiến với các tính năng không xâm lấn, theo dõi nồng độ oxy trong máu và nhịp tim thông qua ngón tay. Thiết bị mang tính di động, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến nên cho ra kết quả SpO2 và nhịp tim một cách nhanh chóng, chính xác. Thiết bị này được nhiều chuyên gia khuyên dùng để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của người sử dụng, từ đó có những phương án chăm sóc sức khỏe kịp thời. 

Máy Đo Nồng Độ Oxy Spo2 Kẹp Ngón Tay Fingertip Pulse Oximeter A2

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về máy đo nồng độ oxy trong máu cũng như tìm được cho bản thân và gia đình một chiếc máy tốt nhất để theo dõi sức khỏe.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

 



Chat with Zalo