Mắt điều tiết nhiều gây mỏi, phải làm sao?
Mỏi mắt là tình trạng xảy ra khi mắt phải làm việc trong thời gian dài và ở áp lực cao chẳng hạn như khi lái xe đường dài hoặc nhìn lâu vào màn hình máy tính hay điện thoại. Tình trạng này khiến bạn vô cùng khó chịu nhưng nó sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi đủ và thực hiện các biện pháp khắc phục mỏi mắt.
Triệu chứng của hiện tượng mỏi mắt
Tình trạng mỏi mắt gây ra một số biểu hiện cụ thể như:
- Mắt mệt mỏi, đau mắt, nóng rát hay ngứa mắt.
- Khô mắt, chảy nước mắt.
- Mắt nhìn mờ, có thể gây đau đầu, đau cổ, vai, lưng.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng hơn.
- Bạn khó mở mắt, khó tập trung.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, các triệu chứng của tình trạng mỏi mắt kể trên có thể cảnh báo một bệnh lý nào đó liên quan đến mắt cần được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi mắt
Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, nhiều người thường nhìn vào màn hình máy tính hay điện thoại trong thời gian dài để làm việc, xem phim... Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhức mỏi mắt. Nghiên cứu của một số chuyên gia đã chỉ ra rằng, hơn 87% dân số Hoa Kỳ dùng một hoặc nhiều thiết bị kỹ thuật số trong hơn hai giờ mỗi ngày. Hơn 76,5% trẻ em Mỹ nhìn vào màn hình trong hơn hai giờ mỗi ngày.
Những người này có thể bị mỏi mắt là bởi:
- Mắt chúng ta ít chớp khi sử dụng máy tính. Việc chớp mắt giúp hạn chế mỏi và khô mắt.
- Nhìn gần vào màn hình kỹ thuật số.
- Dùng các thiết bị kỹ thuật số có ánh sáng chói hoặc phản chiếu.
- Đọc sách liên tục không để mắt nghỉ ngơi.
- Lái xe đường dài hoặc làm việc cần yêu cầu tập trung mắt quá nhiều.
- Mắt bị căng thẳng trong khi tập trung nhìn với ánh sáng mờ.
- Khô mắt hoặc mắt bị tật khúc xạ.
- Căng thẳng hoặc mệt mỏi.
Một số nguyên nhân khác có thể gia tăng mức độ của chứng mỏi mắt như:
- Để màn hình quá chói.
- Ngồi làm việc, học tập sai tư thế.
Trong một số trường hợp, mỏi mắt do mất cân bằng cơ mắt hoặc thị lực không được điều trị, có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng mỏi mắt khi sử dụng máy tính.
Mỏi mắt có thể gây ra biến chứng gì?
Tình trạng mỏi mắt do tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử trong một khoảng thời gian dài có thể gây hại cho mắt và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và rối loạn giấc ngủ.
Việc duy trì sức khỏe của mắt là chìa khóa để giảm các vấn đề thị lực nghiêm trọng hơn có thể xảy ra trong tương lai. Bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên, đặc biệt là nếu bạn bị mỏi mắt thường xuyên hoặc kéo dài.
Biện pháp bảo vệ đôi mắt
Để tránh tình trạng mỏi mắt kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn bạn nên:
- Thứ nhất, bạn nên cho mắt nghỉ ngơi: Chớp mắt nhiều lần nhằm làm ướt mắt, không căng mắt quá lâu khi sử dụng máy tính hoặc thiết bị điện tử. Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý, khoảng 20 phút sau khi nhìn vào màn hình máy tính cần nhìn ra xa khoảng 20 feet (6m) trong vòng 20 giây, đây là phương pháp 20-20-20 giúp phục hồi đôi mắt. Nên cho mắt nghỉ khoảng 10 - 15 phút, massage nhẹ vùng xung quanh mắt giữa các giờ làm việc.
- Thứ hai, cần ngồi đúng tư thế: Vị trí ngồi đúng là mắt cách xa màn hình khoảng 50 - 60cm, tâm màn hình thấp hơn mắt khoảng 10 - 20 cm, nên ngồi sao cho 2 tay song song với nền nhà, 2 chân vuông góc với mặt đất, thẳng lưng và giữ 2 vai cân bằng.
- Thứ ba, bạn cần đặt máy tính ở nơi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào màn hình. Điều chỉnh độ sáng của đèn sao cho hợp lý, không quá tối cũng không quá chói khi sử dụng máy tính vào ban đêm.
- Thứ tư, điều chỉnh phông và cỡ chữ trên màn hình: cỡ chữ to gấp 3 lần cỡ chữ nhỏ nhất mắt có thể đọc được, chọn chữ đen trên nền trắng hoặc chữ đậm trên nền sáng.
- Cuối cùng, để mắt luôn khỏe bạn cần bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt như: vitamin A, E, B2,... thông qua rau xanh như cà rốt, bơ, ớt, dâu tây hoặc cá hồi.
- Trị mỏi mắt hiệu quả từ thương hiệu Nhật Bản: Thuốc nhỏ mắt Sancoba giúp làm dịu cảm giác mệt mỏi
Tuy nhiên, ngoài thực hiện các biện pháp kể trên bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt thường xuyên để kiểm tra kịp thời nếu phát hiện các bệnh lý về mắt.
Hường
Nguồn tham khảo: Tổng hợp