Mật cá chép có độc không? Một số lưu ý khi ăn cá chép

Ở một số vùng, nhiều người vẫn quan niệm rằng mật cá chép có tác dụng chữa một số bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm đại tràng, đau lưng,... Thậm chí, người ta thường mách nhau nuốt sống cả túi mật hoặc pha với nước, rượu sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó cũng đã có không ít các ca ngộ độc vì nuốt mật cá chép. Vấn đề này nhận được rất nhiều tranh cãi, hãy cùng Nhà Thuốc Hà An tìm hiểu rõ hơn về vấn đề mật cá chép có độc không qua bài viết này ngay nhé!

Mật cá chép có độc không?

Có rất nhiều người thường cho rằng mật của cá chép sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều bệnh. Vì thế nên khi chế biến các món ăn từ cá chép, họ nấu cả con và không bỏ mật. Tuy nhiên đây là sai lầm rất nguy hiểm. Bởi các chuyên gia cho biết, trong mật cá chép có chất độc, cá chép càng to, càng nặng, thì lượng độc tố có trong mật cá chép càng cao.

Do đó, để giải đáp cho thắc mắc: Mật cá chép có độc không thì câu trả lời là Có. Chất độc đó chính là tetrodotoxin - một chất độc thần kinh mạnh và không biến đổi cho dù trải qua quá trình đun sôi lâu.

Thắc mắc: Mật cá chép có độc không?1Mật cá chép có độc không là thắc mắc của rất nhiều người

Thực tế cho thấy, đã có bệnh nhân sau khi nuốt mật cá chép sống cùng với một chén rượu đã bị ngộ độc mật cá chép với các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, liên tục nôn ói và đi ngoài phân lỏng. Nghiêm trọng hơn, các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân này bị suy đa tạng nặng nề do ngộ độc bao gồm men gan tăng cao và suy thận cấp.

Do đó, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về mật cá chép có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe. Mặc khác, mật cá chép có chứa độc tố gây hại. Những chất độc khi vào cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hóa cấp với các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong do suy đa tạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Một số lưu ý khi ăn cá chép bạn cần biết

Chỉ ăn cá chép đã nấu chín kỹ, không được ăn cá chép sống vì trong thịt cá có thể chứa ký sinh trùng. Theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết, cá chép là động vật sống dưới nước nên có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Do đó, chúng ta không nên ăn cá chép khi chưa được chế biến, nấu chín. Ký sinh trùng sẽ khi đi vào cơ thể sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan.

Khi chế biến cá chép, cần phải rửa sạch cá, loại bỏ mật và lòng trước khi nấu. Ngoài ra, trong vòng 24 giờ sau khi ăn cá chép, nếu xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,... thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu.

Ngoài ra, theo Đông y, cá chép có tính dương nên không được ăn cùng thịt gà, cũng không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể phát sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Những người đang uống thuốc Đông y có thành phần cam thảo cũng tuyệt đối không nên ăn cùng với cá chép vì có thể sinh ra độc tố nguy hiểm đến tính mạng.

Thắc mắc: Mật cá chép có độc không?2Để đảm bảo vấn đề về sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo rằng, chỉ ăn cá chép đã nấu chín kỹ

Những đối tượng không nên ăn cá chép

Ngoại trừ mật cá chép có chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người thì cá chép vẫn là một món ăn giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên cũng có một số đối tượng không nên ăn cá chép:

Người mắc các bệnh về gan và thận

Theo các chuyên gia cho biết, những người mắc các bệnh về gan và thận cần tuyệt đối không nên ăn cá chép. Nguyên nhân là vì thịt cá chép rất giàu chất đạm, trong khi những người bị bệnh về gan lại cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm nạp vào cơ thể mỗi ngày sao cho không vượt quá ngưỡng cho phép.

Mặt khác, cá chép lại là một thực phẩm rất giàu kali nên những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận như suy thận, đường tiểu có sỏi, tốt nhất không nên ăn nhằm tránh tình trạng bệnh thêm nặng.

Người bị rối loạn xuất huyết

Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết cũng tránh không nên ăn cá chép. Nguyên nhân là do thành phần dinh dưỡng có trong cá chép rất giàu axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại các bệnh huyết khối và các triệu chứng liên quan đến xuất huyết.

Không những thế, những bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu bất thường cũng không nên ăn cá chép.

Người bị bệnh Gout

Cũng theo các chuyên gia, những bệnh nhân bị bệnh Gout cần tuyệt đối không nên ăn cá chép. Bởi cá chép là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng Purine cao – đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh Gout.

Người có cơ địa dị ứng

Tuy thành phần dinh dưỡng trong cá chép rất cao, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại thực phẩm này, đặc biệt những người có thể trạng dễ bị dị ứng. Bởi cá chép là thực phẩm có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng, khiến cho tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

Thắc mắc: Mật cá chép có độc không?3Cá chép mặc dù bổ dưỡng tuy nhiên cần ăn đúng cách để đảm bảo an toàn

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về vấn đề mật cá chép có độc không. Hi vọng những thông tin về mật cá chép có trong bài viết này sẽ hữu ích, mang lại giá trị và giúp bạn đọc cảnh giác hơn về việc sử dụng mật cá chép nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo