Khi mắc bệnh u tuyến giáp có được ăn bắp cải không?

Người mắc bệnh về tuyến giáp thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy kiệt, chán ăn, khó nuốt. Vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân u tuyến giáp là điều vô cùng quan trọng.

U tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết tố nằm ở cổ họng, có chức năng sản xuất, lưu trữ sau đó giải phóng thyroxine và hormone triiodothyronine vào trong máu. Sự tồn tại của 2 chất này giúp quá trình trao đổi chất ở hệ thống các cơ quan và sự chuyển hóa chất diễn ra một cách bình thường.

Khi mắc bệnh u tuyến giáp có được ăn bắp cải không?

U tuyến giá là tổn thương khu trú nằm trong tuyến giáp

U tuyến giáp hay nhân tuyến giáp là những tổn thương khu trú nằm trong tuyến giáp. Đây là những nốt/khối đặc hoặc lỏng gây ra sự thay đổi chức năng và cơ chế hoạt động của tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể này. Thông thường, tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Tùy thuộc vào tính chất của tế bào, u tuyến giáp có thể là u lành tính hoặc u ác tính (ung thư tuyến giáp). Hầu hết các u tuyến giáp không nghiêm trọng và không xuất hiện triệu chứng nên khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu u tuyến giáp phát triển lớn có thể cản trở hô hấp, gây ra khó thở hoặc khó nuốt. Đồng thời gây mất thẩm mỹ cho người mắc phải bệnh lý này.

Bị u tuyến giáp có được ăn bắp cải không?

Nếu bạn mắc bệnh về tuyến giáp như: Suy giáp, cường giáp, u tuyến giáp… việc ăn bắp cải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cụ thể:

  • Bắp cải chứa các chất hóa học gọi là goitrogen có thể ức chế chức năng của tuyến giáp và gây ra tình trạng bướu cổ, u tuyến giáp. Tuy nhiên, tác động của goitrogen có thể bị giảm bớt khi bạn nấu chín bắp cải hoặc ăn bắp cải kết hợp với các thực phẩm giàu i-ốt như: Cá, tôm hoặc rau tía tô.
  • Cũng như các loại rau họ cải, bắp cải có chứa isothiocyanate. Chất này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động của tuyến giáp nếu được sử dụng nhiều. Đặc biệt, nếu ăn sống, cơ thể hấp thụ nhiều isothiocyanate gây ra những tác động xấu và ảnh hưởng tới sức khỏe của tuyến giáp.
  • Ngoài ra, bắp cải còn chứa các hợp chất có lưu huỳnh glucosinolates - chất tạo ra mùi đặc trưng của loại rau này. Glucosinolates có thể can thiệp vào việc sản xuất hormone tuyến giáp, từ đó phá vỡ việc sử dụng i-ốt của tuyến giáp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Khi mắc bệnh u tuyến giáp có được ăn bắp cải không?

Việc ăn bắp cải ở người bị u tuyến giáp có những ảnh hưởng sức khỏe nhất định

Tuy nhiên, các tác hại này chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều bắp cải hoặc bạn sử dụng liên tục trong giai đoạn có bệnh về tuyến giáp. Nếu dùng với lượng nhỏ kết hợp một chế độ ăn hợp lý, cân đối người bệnh vẫn có thể tận dụng các lợi ích của bắp cải với sức khỏe. Như vậy, u tuyến giáp có được ăn bắp cải không phụ thuộc vào cách chế biến và lượng bắp cải mà bạn sử dụng.

Ăn gì và kiêng gì khi bị u tuyến giáp?

Người mắc bệnh u tuyến giáp cũng cần nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng để xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, phù hợp.

Thực phẩm nên sử dụng

  • Thực phẩm có chứa i-ốt và selen: I-ốt và selen là các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tuyến giáp hoạt động tốt. Bạn nên ăn những thực phẩm giàu i-ốt như: Tảo biển, nấm, cá hồi, sò điệp... và những thực phẩm giàu selen bao gồm: Thịt gà, cá, trứng, hạt hạnh nhân, lạc… 
  • Rau lá xanh đậm: Rau diếp, rau ngót, rau muống… nhóm thực phẩm tuyệt vời cung cấp magie và các khoáng chất cho cơ thể. Từ đó hỗ trợ hoạt động trao đổi chất của cơ thể và tuyến giáp trơn tru, hiệu quả hơn.
  • Các loại hạt và quả: Người bệnh tuyến giáp nên tăng cường bổ sung táo, cà chua, dâu tây, hạnh nhân, hạt điều… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nhóm thực phẩm này rất giàu protein, vitamin, magie, các chất chống oxy hóa rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. 
  • Cá: Các acid béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá béo như: Cá ngừ, cá hồi hoặc cá mòi. Hoạt chất này có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ở người bị bệnh về tuyến giáp. 
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ giàu protein rất tốt cho người mắc u tuyến giáp. Không những vậy, thịt nạc là nguồn thực phẩm quen thuộc dễ tìm mua, dễ chế biến và dễ tiêu hóa.

Khi mắc bệnh u tuyến giáp có được ăn bắp cải không?

Người bệnh tuyến giáp nên tăng cường bổ sung táo, cà chua, dâu tây,...

Thực phẩm nên kiêng

  • Rau họ cải: Bắp cải thuộc họ cải, bạn nên hạn chế sử dụng các loại rau họ cải như: Cải xoăn,cải chíp, bông cải xanh… khi mắc u tuyến giáp
  • Sản phẩm đậu nành: Đậu nành và thực phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành...) đều có chứa isoflavones. Hợp chất này có khả năng ngăn chặn tuyến giáp hấp thụ i-ốt và các hormon tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Người bị u tuyến giáp nên hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như: Lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc… Lượng lớn chất xơ trong thực phẩm có thể ngăn cản hấp thụ hormone tuyến giáp và i-ốt. 
  • Thực phẩm chứa gluten: Gluten có khả năng gây phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp hoặc cường giáp. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa gluten như: Bánh mì, mì ăn liền, bánh kẹo… khi có bệnh về tuyến giáp.
  • Nội tạng động vật: Là thực phẩm chứa nhiều acid lipoic gây ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp, đồng thời làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị.

Khi mắc bệnh u tuyến giáp có được ăn bắp cải không?

Người bị u tuyến giá không nên ăn thực phẩm chứa Gluten

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn làm rõ băn khoăn “U tuyến giáp có được ăn bắp cải không?”. Nếu cơ thể phát sinh vấn đề về tuyến giáp, bạn nên thăm bác sĩ và nhận tư vấn từ chuyên gia để biết giới hạn số lượng bắp cải có thể ăn được. Đồng thời biết cách kết hợp với các loại thực phẩm khác để hỗ trợ điều trị và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân.

Minh QA

Nguồn tham khảo: vinmec.com



Chat with Zalo