Hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng là gì?
Nếu nhận biết bệnh tay chân miệng sớm việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn và các bé cũng nhanh chóng được phục hồi về sức khỏe. Vậy hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng là gì, triệu chứng bệnh ra sao, những ai có nguy cơ mắc bệnh và cách điều trị, phòng ngừa thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được câu trả lời bạn nhé.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng sớm nhất
![hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng-01](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hien_tuong_ban_dau_cua_benh_tay_chan_mieng_01_e5da8703d2.jpg)
Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm có thời gian ủ bệnh khá lâu, thường là từ 3-7 ngày. Sau thời gian ủ bệnh trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi và đau họng. Đây được xem là hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng, là dấu hiệu sớm nhất của giai đoạn khởi phát bệnh. Triệu trứng sốt này thông thường chỉ diễn ra từ 1-2 ngày, tiếp đến vùng miệng trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các vết rộp và dần chuyển thành vết loét gây cảm giác đau rát ở trẻ. Ngoài các tổn thương ở vùng miệng trẻ mắc chân tay miệng còn bị các vết ban đỏ hoặc bọng nước trên da, tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm nên ai cũng có thể mắc nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất, bởi sức đề kháng của trẻ còn yếu. Ngoài ra những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhiễm HIV/AIDS và trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh phải sử dụng thuốc liên tục… cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất.
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
![Hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng-02](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hien_tuong_ban_dau_cua_benh_tay_chan_mieng_02_02da9c8147.jpg)
Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ về cơ bản là không nguy hiểm, nếu được điều trị và chăm sóc tốt bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Ngược lại nếu chủ quan trong việc điều trị bệnh có thể gây biến chứng viêm não, viêm màng não, thậm chí gây tử vong.
Điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào?
Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị hiện nay vẫn là điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Để đạt được hiệu quả cao các bậc cha mẹ cần chú ý phối hợp và thực hiện đúng các chỉ dẫn của các bác sĩ trong việc dùng thuốc và chăm sóc. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em có xu hướng nặng hơn cần báo ngay cho các bác sĩ hạn chế tối đa nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Tay chân miệng là căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, nhất là vào mùa hè và mùa tựu trường nên các bậc phụ huynh cần chủ động phòng ngừa. Hãy giữ không gian sống thoáng mát và sạch sẽ bang việc chủ động vệ sinh phòng ngủ, phòng khách và những nơi bé thường xuyên tiếp xúc để hạn chế nguy cơ phát sinh và lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý cách ly bé với các bé nhiễm bệnh, tập cho bé thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng vào nhiều lần trong ngày để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
Nhìn chung hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng khá giống với nhiều bệnh khác. Vì thế ngay khi thấy bé có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhất.