Góc giải đáp: Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?
Viêm đường tiết niệu có lây không khi đây là bệnh lý do vi khuẩn bộ phận sinh dục gây nên? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt với những ai đã quan hệ tình dục. Hãy cùng Hà An Pharmacy khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?
Viêm đường tiết niệu được biết là tình trạng nhiễm trùng ở các bộ phần thuộc về hệ tiết niệu như bàng quang, thận, niệu quản và niệu đạo. Mỗi bộ phận đều có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên. Do đó, để trả lời câu hỏi “Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?”, người bệnh cần nên xác định chính xác loại vi khuẩn cũng như vị trí viêm nhiễm.
Thông thường, tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất là E.coli. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do một số loại vi khuẩn khác như Klebsiella, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus… hoặc một số loại nấm gây ra.
Bệnh viêm đường tiết niệu không thuộc vào nhóm bệnh lây qua đường tình dục. Thế nhưng, vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể lây lan nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt khi quan hệ qua đường hậu môn. Tư thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia, herpes xâm nhập vào đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu sẽ không lây từ người này sang người khác khi sử dụng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệ vệ sinh. Xét về mặt lý thuyết, vi sinh vật có thể truyền từ bệ toilet sang mông, đùi đến bộ phận sinh dục. Thế nhưng, về thực tế, hình thức lây nhiễm này rất khó có thể xảy ra.
Bệnh viêm đường tiết niệu lây nhiễm như thế nào?
Con đường lây lan chủ yếu của những vi khuẩn gây nên viêm nhiễm đường tiết niệu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn từ hậu môn hoặc các bộ phận sinh dục của người bệnh có thể di chuyển từ dương vật hoặc âm đạo của đối tác.
Bên cạnh đó, hoạt động tình dục có thể đẩy các vi khuẩn vào sâu bên trong đường tiết niệu, góp phần làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Khi bạn quan hệ tình dục, nước tiểu sẽ có thể bị ứ đọng lại trong bàng quang, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn khác gây bệnh và phát triển.
Ngoài ra, quan hệ tình dục bằng miệng khi đang viêm nhiễm đường tiết niệu có thể làm lâu lan vi khuẩn lên vùng khoang miệng, gây nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, người bệnh cần nên hạn chế quan hệ tình dục trong khoảng thời gian mắc bệnh tránh lây lan vi khuẩn.
Những cách nhận biết viêm đường tiết niệu
Một số dấu hiệu lâm sàng của viêm nhiễm đường tiết niệu tùy thuộc vào vị trí, mức độ viêm và các biến chứng, cùng tìm hiểu tiếp theo nhé.
Đối với nữ giới
- Tiểu gắt, buốt, lắt nhắt, liên tục, cảm giác tiểu không hết. Điều này khiến người bệnh sợ đi tiểu, sợ uống nước.
- Lượng nước thải ra mỗi lần đi tiểu rất ít, gần như không có. Trong lúc tiểu, người bệnh cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, khu vực xương chậu.
- Nước tiểu thay đổi màu, có mùi nồng và hôi. Nếu bạn không chữa trị kịp thời, người bệnh có khả năng sẽ tiểu ra máu.
- Một số trường hợp, nữ giới bị đau vùng hố thắt lưng và bụng dưới. Đây được biết là vị trí tương ứng với thận, niệu quản. Cảm giác này sẽ thường xuyên xảy ra nếu cơ thể bạn đã bị nhiễm trùng nặng.
- Khi bệnh sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng toàn thân, người bệnh sẽ sốt từ mức độ nhẹ đến sốt cao, nôn ói. Thế nhưng, đây là dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác, do đó cần theo dõi thêm.
Đối với nam giới
- Nam giới thường ít xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn so với nữ giới. Do đặc điểm, cấu trúc niệu đạo của nam giới dài hơn nữ, những tác nhân gây bệnh khó bội nhiễm ngược dòng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vì thế nên, nam giới bị viêm đường tiết niệu thường kèm theo các yếu tố nguy hiểm khác như sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản.
- Tiểu rát, buốt và tần suất đi tiểu nhiều hơn thường ngày.
- Nước tiểu có mùi hôi nồng, xuất hiện máu hoặc mủ.
- Thường xuyên khó chịu vì các cơn đau tức, kéo dài ở vị trí hạ vị hành hạ.
- Khi bệnh đã trở nặng, dương vật của nam giới sẽ ngứa ngày, căng tức. Khi thức dậy vào buổi sáng, đầu dương vật sẽ có mủ và mùi hôi.
- Tình trạng viêm đường tiết niệu sẽ kéo dài gây rối loạn giấc ngủ, rét run, môi khô, tiều tụy, hốc hác.
Cách ngăn ngừa viêm đường tiết niệu
Để ngăn chặn khả năng xuất hiện bệnh viêm đường tiết niệu, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản dưới đây:
- Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo và bàng quang.
- Không quan hệ tình dục bằng miệng tránh nhiễm trùng thứ cấp.
- Hãy vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngay sau khi quan hệ.
- Bạn nên quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ.
- Uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, cà chua, bông cải xanh,... giúp giảm lượng vi khuẩn trú ngụ trong đường tiết niệu.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?”. Đừng quên theo dõi Hà An Pharmacy để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé!
Tuyết Trâm
Nguồn tham khảo: Hellobacsi