Giải đáp: đau mắt đỏ nguyên nhân là gì?

Bệnh đau mắt đỏ là căn bệnh dễ lây lan. Dịch bệnh càng lây lan nhanh thì mỗi người càng phải quan tâm phòng bệnh cho chính bản thân. Chúng ta cần nắm rõ đau mắt đỏ nguyên nhân là gì để  chủ động phòng ngừa.

1. Đau mắt đỏ nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ chủ yếu là do virus Adenovirus, hay do các loại vi khuẩn như liên cầu hoặc tụ cầu, phế cầu gây nên. Thông thường, bệnh sẽ bùng phát vào các thời điểm mùa hè tới cuối thu, lúc này thời tiết chuyển giao từ nắng sang mùa mưa ẩm… là thời điểm cơ thể chúng ta nhất là những người nhạy cảm với thời tiết rất dễ bị mệt mỏi. Hệ thống miễn dịch lúc này yếu nên dễ bị lây bệnh hơn.

Bên cạnh đó, đau mắt đỏ nguyên nhân gây ra có khá nhiều. Một nguyên nhân gây đau mắt đỏ đơn giản nhất đó là do bụi khói hoặc do thói quen vệ sinh cá nhân của mỗi người, do nguồn nước bị ô nhiễm,...

2. Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào

Có 3 con đường chính gây ra bệnh đau mắt đỏ: hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, con đường quan hệ vợ chồng.

Giải đáp: đau mắt đỏ nguyên nhân là gì 1Đau mắt đỏ có thể lây qua hơi thở và nước bọt

3. Những biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Theo các chuyên gia y tế, bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng với các biểu hiện ban đầu là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Ở thể nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt. Người bệnh còn có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi- họng, nổi hạch trước tai, sợ ánh sáng, mỗi khi nuốt nước bọt họng đau và nổi hạch.

Bệnh đau mắt đỏ có đường lây đa dạng như qua tiếp xúc trực tiếp đường tay-mắt, hơi thở, nước bọt… Thông thường bệnh chỉ diễn biến và khỏi trong vòng từ 5-7 ngày, tuy nhiên sau thời gian này nếu bệnh không đỡ hoặc thấy có các triệu chứng bệnh cùng lúc ở mắt, họng và nổi hạch thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt để được điều trị kịp thời, tránh gây nhiều biến chứng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi.

Giải đáp: đau mắt đỏ nguyên nhân là gì 2Đau mắt đỏ bị sưng và cộm mắt

Khi đã mắc bệnh, người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính mát giúp mắt bớt kích thích với ánh sáng chói hoặc có thể chườm đá lạnh cho mắt dễ chịu hơn. Đặc biệt bệnh nhân bị đau mắt đỏ không nên tự pha nước muối loãng để rửa mắt vì nếu nồng độ nước muối không phù hơp có thể gây bỏng rát mắt. Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý theo chỉ định của bác sỹ.

Bênh cạnh đó, người nhà bệnh nhân không nên dùng chung đồ vật và nói chuyện đối diện với người bệnh, đồng thời nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Đặc biệt khi mắc bệnh không được đến bể bơi.

4. Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ?

Các trường hợp bị đau mắt đỏ kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu... có thể gây sẹo, đau mắt đỏ giảm thị lực hoặc mù lòa. Ngoài ra còn có các biến chứng khác là viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc và khô mắt cũng gây vô số phiền toái cho bệnh nhân.

Giải đáp: đau mắt đỏ nguyên nhân là gì 3Đau mắt có thể gây ra biến chứng bị khô mắt

Khi bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám kịp thời ở những bệnh viện có chuyên khoa mắt để xác định đau mắt đỏ nguyên nhân và có hướng điều trị. Việc dùng thuốc tùy tiện không đúng chỉ định của bác sỹ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm về mắt.

Thanh Hiền



Chat with Zalo