Điều trị bệnh viêm đại tràng mạn theo y học cổ truyền

Viêm đại tràng mạn theo Y học cổ truyền tùy vào những triệu chứng cụ thể: đau bụng gọi là phúc thống, đại tiện lỏng nát nhiều lần gọi là chứng tiết tả, đau dọc theo khung đại tràng gọi là tràng phong,...

Thời kỳ phát tác:

Thấp nhiệt uẩn kết:

Giai đoạn này người bệnh viêm đại tràng mạn theo Y học cổ truyền là bị phát sốt, đau bụng, đi tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.

Pháp điều trị viêm đại tràng: thanh nhiệt giải độc- hoá thấp chỉ thống.

  • Bạch đầu ông 15g Trần bì 12g Hoàng bá 12g Hoàng liên 10g.
  • Hoàng cầm 10g Xích thược 10g.
  • Bạch thược 15g Ngân hoa 10g.
  • Mộc hương 10g Binh lang 10g.

Điều trị bệnh viêm đại tràng mạn theo y học cổ truyền 1

Theo y học cổ truyền, thanh nhiệt giải độc- hoá thấp chỉ thống giúp hạn chế những triệu chứng viêm đại tràng ban đầu

Gia giảm:

  • Thấp nhiều phải gia thêm: hậu phác 12g, thương truật 10g.
  • Nhiệt nhiều và trệ thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g, cát căn 15g.
  • Có biểu chứng thì gia thêm: kinh giới 12g, liên kiều 12g.
  • Bụng chướng đau thì gia thêm: chỉ thực 15g, thanh bì 10g.
  • Can tỳ bất hòa:

Pháp chữa: sơ can lý tỳ - hành khí chỉ lợi.

  • Bài thuốc: hợp phương “tứ nghịch tán” và “thống tả yếu phương”.
  • Hoài sơn dược 20g Chỉ xác 15g.
  • Bạch thược 15g Phòng phong 12g.
  • Sài hồ 10g Cam thảo 6g.
  • Hương phụ 12g Trần bì 10g.
  • Bạch truật 10g.

Gia giảm:

  • Nếu tiết tả nhiều lần lỵ cấp hậu trọng thì gia thêm: ô mai 6g, ngũ vị tử 6g.
  • Có thực trệ thì gia thêm: sơn tra 15g, thần khúc12g, lai phục tử 10g.
  • Mệt mỏi ăn kém phải gia thêm: đẳng sâm 10g, sa nhân 6g.
  • Ứ trở trường lạc

Viêm đại tràng mạn theo Y học cổ truyền nói người bệnh bị đau bụng dữ dội hoặc chướng đau tăng dần, nôn khan,nôn mửa, bụng chướng như gỗ, đông thống cự án, mạch hoạt sác hoặc huyền khẩn.

Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ thông lý công hạ.

  • Sinh đại hoàng 20 - 30g Đào nhân 10g.
  • Hậu phác 15g Thuỷ điệt 10g.
  • Chỉ xác 12g Mộc hương 10gXích thược 12g Manh trùng 10g.
  • Lai phục tử 12g.

Gia giảm:

Sốt cao mà không lui thì gia thêm: hoàng liên 10g, chi tử 10g, tử hoa địa đinh 12g, ngân hoa 10g, bồ công anh 10g.

Nếu khớp đau thì gia thêm : tần cửu 12g, khương hoạt 10g, độc hoạt 10g.

Nếu có kết tinh hồng ba thì gia thêm : đan bì 10g, đan sâm 12g.

Thời kỳ hoãn giải:

Tỳ vị hư nhược:

Người bệnh viêm đại tràng mạn theo Y học cổ truyền đi đại tiện lỏng nát hoặc hoài dục bất thần, sắc mặt bệch trắng, lưỡi nhợt nhạt, hoàng nuy, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoãn.

Điều trị bệnh viêm đại tràng mạn theo y học cổ truyền 2

Người bệnh viêm đại tràng mạn theo Y học cổ truyền đi đại tiện lỏng nát hoặc hoài dục bất thần, sắc mặt bệch trắng nên cần kiện tỳ hòa vị

Phương pháp điều trị: kiện tỳ hoà vị

  • Đẳng sâm 15g Bạch truật 12g.
  • Hoài sơn dược 12g Phục linh 15g.
  • Trần bì 10g Sao cốc nha 10g.
  • Sơn tra 15g Liên nhục 15g.
  • Ý dĩ nhân 20g Cát cánh 6g.
  • Biển đậu 12g Sa nhân (sau) 6g.
  • Sao mạch nha 10g.
  • Lâm sàng tinh hoa

Pháp điều trị: thời kỳ đầu đường tiêu hóa tích trệ nặng thì lấy thông hạ là chủ.

Bài thuốc:

  • Ý dĩ nhân 30g Lùi cát căn 30g.
  • Tiêu sơn tra 30g Bào khương 5g.
  • Sao bạch thược 30g Lùi bạch truật 30g.
  • Sao kê nội kim 10g Quế chi 10g.
  • Mộc hương 10g Cam thảo 10g.
  • Đại hoàng 10g Binh lang 20g.
  • Hậu phác 15g.
  • Sắc nước uống ngày 1 thang, sau khi dùng 5 - 8 thang.

Nếu đại tiện tiến bộ thì chuyển sang điều trị giai đoạn II: đại hoàng, binh lang và hậu phác mà gia thêm các vị như: diên hồ sách, ô dược mỗi thứ đều 10g, lùi sinh khương 30g, thảo đậu khấu 5g. Dùng liên tục 10 - 15 thang rồi tới đợt 2 cho thêm sao biển đậu 30g, đẳng sâm 20 - 30g, sao sơn dược 30g dùng liên tục 20 thang, sẽ làm giảm hậu quả viêm đại tràng để lại cho người bệnh.

Bảo Bảo



Chat with Zalo