Diễn biến bệnh đau mắt đỏ và cách chăm sóc hiệu quả cho bé
Đau mắt đỏ là hiện tượng giác mạc bị kích thích và thiếu oxy nên xảy ra hiện tượng viêm mắt và sưng đỏ. Bệnh đau mắt đỏ có thể khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Bệnh đau mắt đỏ là gì và diễn biến của bệnh ở trẻ
![Diễn biến bệnh đau mắt đỏ và cách chăm sóc hiệu quả cho bé](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dien_bien_benh_dau_mat_do_va_cach_cham_soc_hieu_qua_cho_be_1_efdee9c38f.jpg)
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh lý về mắt khi các mạch máu nhỏ xuất hiện trong bề mặt mắt do không có đủ lượng oxy cung cấp cho giác mạc hoặc các mô trong mắt. Bệnh gây kích ứng khiến mắt kết mạc bị tổn thương nên đỏ lên, khiến mắt sưng tấy hoặc đau rát khó chịu.
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa và lây lan nhanh trong môi trường học đường, vì vậy mẹ hãy chú ý cẩn thận khi con mắc phải bệnh này.
Những diễn biến thường thấy của bệnh đau mắt đỏ
![Diễn biến bệnh đau mắt đỏ và cách chăm sóc hiệu quả cho bé](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dien_bien_benh_dau_mat_do_va_cach_cham_soc_hieu_qua_cho_be_2_6d3e6be042.jpg)
Ở ngày đầu tiên bị nhiễm bệnh, mắt sẽ bị ngứa khiến trẻ thường xuyên cho tay lên mắt để dịu, tuy nhiên đây là việc không nên và làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn nên mẹ nên hạn chế trẻ cho tay lên mắt nhé.
Sau 1 khoảng thời gian từ 1-2 ngày thì mắt sẽ bị chảy ghèn, thường có màu xanh hoặc màu vàng và đọng lại thành những mảng lớn ở khóe mắt của trẻ.
Tình trạng sưng tấy xảy ra trong suốt những ngày còn lại, thông thường kéo dài 5 ngày trước khi bệnh khỏi hẳn, khiến trẻ bị đau rát, tròng trắng của trẻ dần mất đi và thay thế bằng những mảng đỏ, khi nhìn vào sẽ thấy những mạch máu li ti lan rộng khắp.
Khoảng 3-7 ngày khi mắc bệnh thì mắt rất xốn, trẻ có cảm giác cộm khi nhắm mắt, mỗi buổi sáng thức dậy ghèn sẽ làm hai mắt dính lại, mở mắt khó khăn và khiến lông mi bị rụng nhiều.
Một số trẻ còn xuất hiện tình trạng viêm kết mạc hoặc sưng hạch bạch huyết ở trước tai khi mắc bệnh được 4-5 ngày.
Bệnh sẽ diễn biến trong vòng 7-10 ngày và sau đó khỏi hẳn nếu như được chăm sóc đúng cách và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ gặp phải những biến chứng của bệnh đau mắt đỏ như hội chứng khô mắt, viêm giác mạc nặng dẫn đến loét giác mạc và xuất huyết kết mạc, làm trẻ giảm thị lực đáng kể sau khi trị khỏi bệnh.
Những cách chăm sóc hiệu quả cho con khi bị mắc bệnh đau mắt đỏ
![Diễn biến bệnh đau mắt đỏ và cách chăm sóc hiệu quả cho bé](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dien_bien_benh_dau_mat_do_va_cach_cham_soc_hieu_qua_cho_be_3_fc5962a7bf.jpg)
Khi bị đau mắt đỏ, các bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được một cách chính xác nhất. Đồng thời, chúng ta cũng nên giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, để mắt được nghỉ ngơi, đeo khẩu trang khi nói chuyện, tiếp xúc với người khác để tránh làm bệnh lây lan mạnh thêm. Những biện pháp chăm sóc con bị đau mắt đỏ được các bác sĩ khuyến cáo:
Đưa con đến gặp bác sĩ khi con xuất hiện những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ để được chẩn đoán bệnh và được hướng dẫn sử dụng thuốc.
Giữ gìn vệ sinh cho mắt sạch sẽ bằng cách cho con đeo mắt kính bảo hộ để tránh bụi và vi khuẩn, cũng như lây lan cho người khác.
Cho mắt được nghỉ ngơi bằng cách hạn chế tiếp xúc với những thiết bị điện tử, di động. Đi ngủ đúng giờ và tránh thức khuya gây đau mắt.
Không cho trẻ chạm tay vào mắt để dụi mắt cho đỡ ngứa hoặc lấy ghèn trong mắt, mà mẹ hãy dùng nước muối sinh lý rửa mắt hàng ngày cho con cũng như dùng tăm bông thấm nước muối để lấy ghèn ra khỏi mắt. Mỗi ngày khi tắm cho bé mẹ nên dùng 1 ly nước ẩm đêr rửa những ghèn khô bám vào mắt trẻ, sau đó lấy khăn mềm lau sạch. Dùng riêng khăn lau mặt, lau tay và lau cơ thể của trẻ.
Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt cũng có chỉ định của bác sĩ, mỗi lần nhỏ 1 giọt vào tâm mắt trẻ và để trẻ nằm nghỉ ngơi để dung dịch nhanh thẩm thấu. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid vì có thể gây biến chứng mất thị lực.
Không áp dụng những phương pháp chữa đau mắt đỏ từ dân gian như xông lá trầu vì chúng có thể gây kích thích, làm tình trạng mắt đỏ trầm trọng thêm.
Ngoài ra khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ cần thiết kế một thực đơn ăn uống phù hợp, kiêng ăn những thực phẩm kích thích khiến mắt đau nhiều hơn, thay vào đó là những loại thức ăn bổ dưỡng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé mau vượt qua bệnh tật.
Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ lây lan cho các thành viên trong gia đình
Rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, diệt khuẩn tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với mắt của trẻ.
Không dùng chung những vật dụng với trẻ đau mắt đỏ như khăn mặt, khăn tắm hoặc mền gối. Giặt sạch và phơi khô riêng quần áo, vật dụng cá nhân riêng của trẻ.
Tránh nhìn vào mắt trẻ và cho bé đeo kính bảo hộ chống bụi.
Cho trẻ nghỉ học khi phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những bạn cùng lớp.
Trúc