Đau khớp vai khi chơi cầu lông: Nên xử lý như thế nào?

Đau khớp vai khi chơi cầu lông là một tình trạng rất phổ biến, không chỉ xảy ra ở người mới tập chơi mà cả những người đã chơi lâu năm cũng có khả năng gặp phải. Đây có thể là biểu hiện của việc vận động cánh vai quá mức hoặc nghiêm trọng hơn nữa là các chấn thương ở vai cần được điều trị kịp thời. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu về cách điều trị hiện tượng này qua bài viết dưới đây nhé. 

Nguyên nhân gây ra đau khớp vai khi chơi cầu lông

Đau khớp vai khi chơi cầu lông thường là kết quả của việc thực hiện các động tác tay cao trên vai với cường độ mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, tuổi tác càng cao thì các gân của bạn sẽ yếu đi một cách tự nhiên và làm tăng nguy cơ chấn thương.

Đau khớp vai khi chơi cầu lông: Nên xử lý như thế nào? 1

Đau khớp vai khiến nhiều người bệnh cảm thấy khó khăn khi di chuyển 

Khởi động không đúng cách là lý do chính khiến cho vai bạn bị đau khi đánh cầu lông. Nếu như bạn chỉ khởi động qua loa vài động tác trước khi ra sân thi đấu thì hãy dừng ngay việc này lại nhé. Cách làm đúng nhất là khởi động tối thiểu 20 phút trước khi chơi cầu lông để cơ thể tăng lưu thông máu và tăng khả năng hoạt động của cơ bắp.

Ngoài ra, sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ cũng là lý do khiến cho vai bạn bị đau. Vì vậy nên lựa chọn một chiếc vợt phù hợp với thể trạng của bản thân để việc chơi cầu lông được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhé. 

Cuối cùng, quá trình làm nguội và giãn cơ sau khi chơi cầu lông xong cũng góp phần rất nhiều trong việc hạn chế xảy ra chấn thương ở vai. Nếu như bạn bỏ qua quá trình này thì sẽ làm cho các cơ của bạn bị căng cứng và đau khi thức dậy vào sáng ngày hôm sau.

Biểu hiện của đau khớp vai khi chơi cầu lông

Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của đau khớp vai khi chơi cầu lông: 

  • Đau vai khi nâng hoặc mang vật nặng.
  • Cảm thấy khó chịu và đau khi thực hiện một số bài tập thể dục.
  • Đau cổ khi đi ngủ.
  • Đau ở một số bộ phận như vùng vai và cổ.
  • Có thể cảm thấy lệch khớp vai khi di chuyển.

Cách điều trị đau khớp vai khi chơi cầu lông tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, đau khớp vai khi chơi cầu lông không phải do các nguyên nhân nghiêm trọng gây ra và có thể suy giảm trong khoảng 2 tuần. Trong thời gian bị chấn thương, bạn nên dành nhiều thời để gian nghỉ ngơi và tránh vận động vai quá mức nhằm tránh gây đau hoặc làm trầm trọng hơn vùng bị chấn thương.

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để giúp duy trì hoạt động hàng ngày mà không gây thêm tác dụng phụ đau đớn. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giảm đau vai như:

Chườm đá

Chườm đá là một trong những phương pháp vừa đơn giản lại vừa an toàn để giúp giảm đau. Bạn có thể sử dụng túi đá hoặc đá gel để chườm lên vai cho vùng chấn thương giảm sưng. Ngoài ra, chườm đá có thể đem lại hiệu quả tốt nhất trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi bị thương, giúp giảm đau và ngăn ngừa vết thương sưng tấy đỏ do giảm lưu lượng máu đến khu vực này.

Đau khớp vai khi chơi cầu lông: Nên xử lý như thế nào? 2

Sử dụng túi chườm đá để vết thương ở vùng vai được nhanh chóng phục hồi

Để tránh bị tê buốt da, bạn nên bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn trước khi chườm lên vết thương. Chườm đá trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và để da trở về nhiệt độ bình thường sau khi chườm.

Thực hiện bài tập đơn giản 

Bạn có thể thực hiện theo bài tập dưới đây để cải thiện tình trạng đau vai của mình:

  • Đặt nhẹ nhàng bàn tay bên vai bị đau lên tường và tạo thành một góc 90° với tường. Mặt, ngực và vai hướng về phía tay còn lại, sau đó giữ nguyên tư thế này trong vài giây.
  • Tiếp theo, bạn bắt đầu di chuyển người và vai tiến dần về phía tường rồi tạo một vòng cung từ vị trí vuông góc ban đầu đến vị trí mà bạn cảm thấy vai bắt đầu có biểu hiện bị đau. Tuy nhiên, không nên tập cố quá sức vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng thêm so với tình trạng ban đầu. 
  • Trong lúc thực hiện bài tập này, bạn không nên di chuyển lòng bàn tay của mình, không quay ngực về phía tường và luôn giữ ngực hướng về phía trước.
  • Thực hiện bài tập này mỗi ngày 10 phút kèm với 10 lần nâng vai.
  • Bạn nên thực hiện đúng tư thế thì mới có thể phát huy hết hiệu quả của bài tập này.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nẹp vai để giúp giảm đau khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cơn đau dữ dội kéo dài hoặc gặp tình trạng trật khớp xương vai thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Phương pháp phòng ngừa tình trạng đau khớp vai

Sử dụng nẹp vai có thể giúp bạn ngăn chặn nguy cơ vai bị tổn thương thêm. Bạn có thể đeo nẹp vai hằng ngày, trong lúc luyện tập hoặc thi đấu.

Đau khớp vai khi chơi cầu lông: Nên xử lý như thế nào? 3

Nẹp vai có tác dụng cố định khung xương về vị trí ban đầu

Một điều bạn cần chú ý nữa là nên nghỉ ngơi đầy đủ để vai có thời gian hồi phục lại sau khi chấn thương. Ngoài ra, các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như dứa, nghệ, cá hồi, quả anh đào, và gừng có thể giúp duy trì sự toàn vẹn của khớp vai và hạn chế xảy ra chấn thương.

Hà An Pharmacy hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin về cách khắc phục tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu như tình trạng đau khớp vai vẫn tiếp tục diễn ra và có biểu hiện trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo