Đạp xe bị chuột rút: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Cùng Nhà Thuốc Hà An đi tìm hiểu các nguyên nhân gây ra chuột rút để có thể lên kế hoạch xử lý, điều trị cũng như cách phòng tránh được hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây ra chuột rút khi đạp xe

Khi bị chuột rút bạn sẽ đau đớn vô cùng, cơ bắp, sợi cơ bị co cứng lại gây khó khăn trong di chuyển thậm chí không thể cử động được, thường bị chuột rút ở đùi và chân, đôi khi còn xảy ra ở vai, cổ, tay đôi lúc xảy ra ở lưng. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tập luyện quá sức, ăn uống thiếu chất, không bổ sung đầy đủ nước, cùng tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây ra chuột rút để có cách phòng tránh phù hợp.

  • Đuối sức vì luyện tập quá mức: Khi di chuyển thì cơ bắp của chúng ta co giãn liên tục, đạp xe quá nhiều, xuyên suốt trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức.
  • Thiếu nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chuột rút vì nước đóng vai trò quan trọng cho cơ thể, nước được cung cấp đầy đủ mới giúp bạn duy trì được sức khỏe, sự dẻo dai, không làm ảnh hưởng đến sự điện giải trong cơ thể.
  • Mất cân bằng điện giải: Một trong những yếu tố giúp ngăn ngừa chuột rút chính là duy trì sự cân bằng điện giải, nếu cơ thể mất cân bằng điện giải thì nguy cơ bạn bị chuột rút khá cao.
  • Các chấn thương: Nguyên nhân gây ra chuột rút cũng có thể là do các chấn thương, chẳng hạn như chấn thương mắt cá cổ chân, chấn thương ở lưng dưới,...
  • Kết cấu của xe đạp: Một chiếc xe đạp không phù hợp với chiều cao, yên ngồi cứng, quá cao hoặc quá thấp cũng làm hạn chế lượng máu lưu thông trong cơ thể gây chuột rút.

Đạp xe bị chuột rút, nguyên nhân và cách phòng ngừa 1

Chấn thương mắt cá cổ chân là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút

Phòng ngừa chuột rút khi đạp xe 

Chuột rút khiến cho người bệnh đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày, nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm cho cơ bị yếu đi và khả năng gây tai nạn khá cao nếu xảy ra chuột rút khi đang di chuyển trên đường đông xe và với vận tốc lớn nên việc phòng tránh sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ bị chuột rút như:

  • Khởi động đúng kỹ thuật: Trước khi đạp xe thì phải khởi động để làm nóng cơ thể, giảm nguy cơ bị chuột rút.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi giữa các chặng đường.
  • Cân đối thời gian, chiều dài luyện tập: Khi mới tập thì nên bắt đầu bằng quãng đường ngắn rồi tăng dần với các quãng đường dài hơn.
  • Vấn đề thời tiết: Khi thời tiết nóng bức hoặc giá rét thì nên rút ngắn thời gian/khoảng cách đạp xe vì khi thời tiết thay đổi cũng khiến cho hệ tuần hoàn và hệ bài tiết thay đổi theo.
  • Cung cấp đủ nước: Luôn mang theo nước lọc, nước điện giải để bổ sung giữa các chặng đường.
  • Trang phục phù hợp: Sử dụng trang phục như quần áo, giày thể thao, găng tay, đồ bảo hộ phù hợp với thể trạng cơ thể.
  • Cung cấp đầy đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng: Tìm hiểu những thực phẩm cho người bị chuột rút cần bổ sung, đảm bảo bạn nạp đủ nước và ăn uống đầy đủ chất mỗi ngày để tăng sức đề kháng, sự dẻo dai cho cơ thể.
  • Đầu tư một chiếc xe đạp phù hợp với cấu tạo cơ thể và kinh tế của bạn: Hãy tính toán chi phí và lựa chọn mua một chiếc xe thoải mái nhất có thể giúp đảm bảo được sức khỏe của bạn tốt hơn.
  • Điều trị các chấn thương sớm và đúng cách: Khi gặp phải bất kỳ chấn thương nào trên cơ thể thì bạn nên cần phải điều trị sớm, nếu cần thì nên nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia trị liệu để luôn duy trì được sức khỏe sau các chấn thương.

Đạp xe bị chuột rút, nguyên nhân và cách phòng ngừa 2

Trang phục phù hợp với cơ thể sẽ giúp phòng ngừa chuột rút khi đạp xe

Phải làm gì khi bị chuột rút lúc đạp xe

Tuy đã được trang bị các kỹ năng đạp xe, rèn luyện sức khỏe, học cách phòng tránh các nguy cơ gây ra chuột rút nhưng khả năng bạn bị chuột rút trong những lần đạp xe sau này hoàn toàn có thể xảy vì nhiều yếu tố, vì vậy nếu bạn gặp phải chuột rút trong khi đang di chuyển bằng xe đạp thì hãy:

  • Ngừng đạp xe khi phát hiện có dấu hiệu nhẹ của chuột rút, thay đổi vị trí từ ngồi sang đứng.
  • Nghỉ ngơi sau cơn đau bị chuột rút đồng thời bổ sung thêm nước điện giải.
  • Chắc chắn rằng cơn đau của bạn đã chấm dứt thì mới quay lại đạp xe 
  • Nếu cơn đau kéo dài không dứt thì nên nhờ mọi người hỗ trợ đưa tới bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp, tránh để lại di chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đạp xe bị chuột rút, nguyên nhân và cách phòng ngừa 3

Bổ sung đủ nước điện giải khi bị chuột rút

Bài viết trên đã cung cấp cho quý độc giả đầy đủ thông tin về các nguyên nhân gây ra chuột rút cũng như cách phòng ngừa để hạn chế xảy ra tình trạng chuột rút và xử lý khi gặp phải chuột rút trong quá trình đạp xe. Hãy đảm bảo cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đủ nước, chất điện giải, được trang bị một chiếc xe phù hợp với thể trạng cơ thể. Hy vọng qua bài chia sẻ trên các bạn có cái nhìn tổng quát về tình trạng chuột rút này và lên kế hoạch đầy đủ cho những lần đạp xe lần sau.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp



Chat with Zalo