Cơ thể đang làm gì khi ta ngủ?

Giấc ngủ có thể xem như là một giai đoạn “reset" của cơ thể sau một ngày dài hoạt động. Giấc ngủ có thể giúp tăng cường trí nhớ và lưu trữ các ký ức dài hạn trong não bộ, đồng thời còn giúp khôi phục năng lượng, sẵn sàng cho ngày mới tiếp theo.

Điều gì xảy ra khi ngủ

Theo nghiên cứu, giấc ngủ của mỗi người thường trải qua 4 giai đoạn và có tính chu kỳ. Nếu giấc ngủ kéo dài từ 7 - 9 giờ, chu kỳ ngủ sẽ lặp lại 4 lần mỗi đêm, với khoảng thời gian dao động từ 70 đến 120 phút. 

Não hoạt động và sắp xếp, xử lý thông tin

Khi ngủ, dù cơ thể đã ngưng hoạt động nhưng bộ não vẫn bận rộn để phân loại và lưu trữ thông tin trong ngày. Quá trình này hết sức quan trọng vì chúng góp phần tạo ra những kỷ niệm dài hạn. Não sẽ củng cố tất cả thông tin được thu thập trong ngày và lưu trữ nó để sử dụng về sau.

Cơ thể đang làm gì khi ta ngủ? Dù chúng ta đang ngủ nhưng não bộ vẫn luôn hoạt động

Cơ thể giải phóng Hormone

Một số hormone sẽ được giải phóng trong khi ngủ, với mục đích khác nhau. Trong đó, tuyến yên sẽ giải phóng hormone tăng trưởng để cơ thể phát triển và tự chữa lành. Melatonin được giải phóng để điều chỉnh giấc ngủ nên được mệnh danh là "hormone bóng đêm". Nồng độ melatonin cao sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn và ngược lại thì sẽ gây rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.

Hệ thần kinh giao cảm được thư giãn

Hệ thần kinh giao cảm sẽ có nhiệm vụ kiểm soát các phản ứng của cơ thể trước sự căng thẳng. Theo nghiên cứu, nếu chúng ta bị thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động liên tục, do đó sẽ dẫn đến tình trạng cáu gắt, huyết áp tăng cao. 

Mức cortisol ở mức thấp

Cortisol được gọi là hormone căng thẳng, chúng sẽ giảm dần trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ. Sau đó chúng tăng lên cao ngay sau khi thức dậy, chúng sẽ làm bạn cảm thấy tỉnh táo và bắt đầu thèm ăn.

Cơ bắp tê liệt khi chúng ta ngủ

Trong khi ngủ, cơ bắp sẽ rơi vào trạng thái tạm thời bị tê liệt khiến bạn không thể di chuyển. 

Hormone ADH hoạt động

ADH - một loại hormone chống lợi tiểu được giải phóng bởi não theo nhịp sinh học, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu đi vệ sinh của bạn trong khi ngủ.

Hệ miễn dịch giải phóng Cytokine để chống viêm

Nếu bạn đang mắc bệnh hoặc bị thương, khi ngủ cơ thể sẽ giải phóng các Cytokine giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm, nhiễm trùng và giảm đau. Nếu ngủ không đủ giấc, hệ miễn dịch sẽ không hoạt động một cách tốt nhất, cơ thể dễ bị đau ốm do hệ miễn dịch yếu.

Khung giờ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

Để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta nên sắp xếp giấc ngủ sao cho tương ứng với chuỗi thời gian hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể để có một giấc ngủ chất lượng. Mỗi khung giờ thì các cơ quan trong cơ thể sẽ làm gì?

9 giờ - 11 giờ tối: Gan đào thải độc tố

Đây là thời gian tuyến giáp và tuyến thượng thận diễn ra quá trình trao đổi chất để điều phối năng lượng cho các cơ quan khác bắt đầu “làm việc”. Đây là thời điểm lý tưởng để bắt đầu giấc ngủ. 

Cơ thể đang làm gì khi ta ngủ 2 Nên vào giấc từ khoảng 9h-11h để bảo vệ gan tốt hơn

11 giờ - 01 giờ sáng: Mật đào thải độc

Để bổ trợ cho chức năng gan, từ 11 giờ - 01 giờ sáng bạn nên ngủ thật say để mật thải độc tố hiệu quả, từ đó không mắc các bệnh về thận.

0 giờ - 4 giờ sáng: Tủy sống tạo máu

Sự tạo thành của máu rất đặc biệt, trong tủy xương (tủy sống) các thành phần cấu tạo của máu cũng được sản xuất. Tủy xương tập trung nhiều ở trung tâm khung xương, khá mềm và là nơi sản xuất khoảng 95% tổng tế bào máu của cơ thể. 

Tủy xương nằm rải rác ở nhiều xương, ở người trưởng thành thì tủy xương tập trung chủ yếu ở vùng xương sống, xương ngực và xương chậu.

Tủy sống là cơ quan chính để tạo thành máu, tế bào máu. Do đó, bạn cần ngủ sâu giấc trong giai đoạn từ 0 giờ - 4 giờ sáng để quá trình tạo máu được diễn ra thuận lợi. 

5 giờ - 7 giờ sáng: Ruột già hoạt động mạnh mẽ

Vào khoảng thời gian này, đừng ngại mất nhiều thời gian để ruột già thải độc, đây là khoảng thời gian tốt nhất để đi đại tiện vì đây là thời điểm thanh lọc cơ thể tuyệt vời nhất của ruột già. 

7 giờ - 9 giờ sáng: Quá trình hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra tốt nhất

Không đơn giản mà giới khoa học gọi bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất? Vì đó là vì dạ dày hoạt động tốt nhất vào buổi sáng để tạo nguồn năng lượng cho cơ thể, bữa ăn sáng đầy đủ sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, bữa sáng còn cung cấp dinh dưỡng cho ruột non, hỗ trợ khả năng hấp thu và đồng hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Cơ thể đang làm gì khi ta ngủ 3 Ăn sáng đúng giờ và đầy đủ chất dinh dưỡng để chào ngày mới tràn đầy năng lượng

Do đó, không nên bỏ bữa sáng và nên ăn trước 7 giờ 30, hạn chế ăn đêm.

Giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Dù cho bạn đang ngủ nhưng các cơ quan khác trong cơ thể vẫn làm việc chăm chỉ, nhất là hoạt động đào thải và tái tạo. Do đó, bạn nên hạn chế thức khuya, xây dựng thời gian biểu cho giấc ngủ để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ về sau. 

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo