Có nên phun khử khuẩn lên thực phẩm trong mùa dịch Covid 19?

Hiện nay, mùa dịch Covid khiến chúng ta không thể ra ngoài mua thực phẩm mà phải mua thông qua các trang mạng trực tuyến.

Khi nhận hàng, người dân thường có thói quen phun chất khử khuẩn lên thực phẩm, tẩy rửa lên bề mặt để diệt virus. Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mà nhiều người vẫn chưa biết.

Thói quen phun chất khử khuẩn lên thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻThói quen phun chất khử khuẩn lên thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 khi chạm vào thực phẩm, bao bì thực phẩm là rất thấp

Virus SARS-CoV-2 với biến thể Delta có thể tồn tại trên bề mặt các loại thực phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Virus SARS-CoV-2 lây truyền qua đường hô hấp từ người này sang người khác. Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng rất nhỏ virus trên bao bì, thực phẩm.

Tuy nhiên, để nhiễm bệnh cần tải lượng virus cao hơn rất nhiều. Do đó, khả năng nhiễm bệnh Covid 19 khi chạm vào bao bì thực phẩm là cực kỳ thấp.

Trong trường hợp trên bề mặt thức ăn có bám virus SARS-CoV-2, khi được nấu chín, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì vậy, người dân cần lưu ý về công đoạn chế biến và xử lý thực phẩm để tránh nguy cơ bị lây nhiễm.

Khi đi chợ hay nhận thực phẩm từ bên ngoài, người dân cần đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, thực hiện tốt quy định 5K trong phòng chống dịch Covid 19 theo của Bộ Y tế. Để tránh lây nhiễm dịch bệnh, người dân không nên sờ tay trực tiếp vào thực phẩm ngoài chợ rồi đưa tay lên lên mũi, miệng.

Không nên phun thuốc khử khuẩn lên bao bì, thực phẩm

Bộ Y Tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được phun chất khử trùng dùng cho khử khuẩn quần áo lên thực phẩm, kể cả bề mặt bên ngoài. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa cho thực phẩm cũng là điều không nên.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, virus SARS-CoV-2 có thể bám trên các bề mặt tiếp xúc trong vài giờ đến vài ngày.

Các chất khử trùng chứa cồn với nồng độ tối thiểu 60% sẽ rất có ích trong việc tiêu diệt virus đối với các bề mặt thông thường. Tuy nhiên, với thực phẩm, các chất khử trùng có thể đem tới các tác hại không mong muốn cho sức khỏe.

Các chuyên gia cảnh báo virus SARS-CoV-2 có thể bám trên các bề mặt tiếp xúc trong vài giờ đến vài ngàyVirus SARS-CoV-2 có thể bám trên các bề mặt tiếp xúc trong vài giờ đến vài ngày

Thay vào đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, người dân nên làm theo những cách dưới đây để phòng ngừa virus triệt để khi sơ chế và xử lý thực phẩm:

  • Đeo khẩu trang khi nhận hàng và mở bao bì thực phẩm.
  • Loại bỏ các hộp đựng mang đi hoặc bao bì không cần thiết và cho vào thùng rác có nắp đậy.
  • Những bao bì như lon có thể được lau sạch bằng chất khử trùng trước khi mở hoặc cất giữ.
  •  Rửa kỹ rau quả và trái cây dưới vòi nước.
  • Sau khi hoàn thành các bước để cất giữ thực phẩm, cần rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng chất tẩy rửa tay có cồn.
  • Trước khi chế biến thực phẩm hay trước khi ăn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Nấu thức ăn đúng tiêu chí ăn chín uống sôi.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên lạm dụng phun khử khuẩn trong phòng dịch Covid 19

Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm, việc sử dụng hóa chất khử khuẩn hay chế phẩm diệt khuẩn phải được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y Tế chứ không được lạm dụng, sử dụng tràn lan theo cảm tính.

Theo Bộ Y tế, việc lạm dụng phun khử khuẩn không những không có hiệu quả để khử khuẩn không khí, bề mặt, mà còn lãng phí hóa chất, gây ô nhiễm môi trường, không an toàn cho sức khỏe của bản thân và người nhà. Vì thế, để bảo đảm tuân thủ đúng các biện pháp phòng chống bệnh dịch, vệ sinh môi trường, người dân nên tuân theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.

Lạm dụng phun khử khuẩn không những không có hiệu quả để khử khuẩn mà còn lãng phí hóa chất, gây ô nhiễm môi trườngLạm dụng phun khử khuẩn không hiệu quả gây lãng phí hóa chất, gây ô nhiễm môi trường

Người dân không nên phun hóa chất khử khuẩn để diệt virus SARS-CoV-2 tại những khu vực ngoài trời cũng như vào người trong bất cứ tình huống nào.

Chỉ áp dụng việc phun khử khuẩn trong phạm vi hẹp khi xử lý nơi ở của bệnh nhân nhiễm bệnh Covid 19 tại cộng đồng.

Bên cạnh đó Khi sử dụng các hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng phải sử dụng theo đúng liều lượng hướng dẫn và phương thức ghi trên nhãn sản phẩm và chế phẩm đó phải được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp quý đọc giả có thêm kiến thức cũng như cách thức bảo vệ sức khỏe tốt trong mùa dịch Covid 19. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, người dân không nên phun thuốc khử khuẩn lên trên bao bì hay thực phẩm.

Tình hình dịch bệnh diễn biến nguy hiểm và phức tạp nên nhiều người lo sợ, dẫn đến hiểu và thực hiện sai trong việc phòng chống dịch. Bạn đọc không nên quá lo lắng, nên giữ cho nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh các vật dụng, môi trường xung quanh nhà thường xuyên và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc 5K và các quy định phòng chống dịch để bảo vệ bản thân và gia đình.

Nếu có biểu hiện bất thường nghi nhiễm Covid 19, hãy báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cụ thể.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo