Có nên bổ sung kẽm cho trẻ hay không?
Đối với sự phát triển về trí tuệ và thể lực của trẻ, kẽm đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Thời điểm này trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc kỹ lưỡng để chuẩn bị cho sự phát triển sau này.
Cha mẹ có nên bổ sung kẽm cho trẻ không?
Sự cần thiết của kẽm đối với quá trình phát triển của trẻ
Kẽm là khoáng chất vi lượng có tác động tích cực trên sự tăng trưởng của cơ thể, giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ nhỏ.
Kẽm tham gia vào quá trình trao đổi hấp thu, phân chia tế bào, tăng tổng hợp chất đạm... Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thấp còi, chậm tăng trưởng. Ngoài ra, hiện tượng trẻ chậm dậy thì, chức năng sinh dục giảm chính là biểu hiện trẻ đang bị thiếu kẽm. Chưa dùng lại ở đó, thiếu kẽm là tác nhân gây ra chứng biếng ăn, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
![Có nên bổ sung kẽm cho trẻ hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các mẹ có con biếng ăn](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_bo_sung_kem_cho_tre_hay_khong_1_c68b00d1cb.jpg)
Bên cạnh đó, kẽm còn giúp tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch của cơ thể trẻ, là chất cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành và quan trọng hơn, kẽm giúp duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm sẽ làm cho hầu hết chức năng của các tế bào miễn dịch bị suy giảm. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đe dọa tới sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
Khi nào trẻ cần bổ sung kẽm?
Những biểu hiện của cơ thể cảnh báo trẻ đang bị thiếu kẽm
Trẻ thiếu kẽm thường có các triệu chứng như: Sụt cân, biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, rụng tóc, móng tay dễ gãy, viêm loét miệng … Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện trạng thái rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ về đêm. Bên cạnh đó, trẻ hay bị viêm đường tiêu hóa, viêm da, tróc da, viêm mũi họng, viêm phế quản bị tái nhiễm nhiều lần.
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em thiếu kẽm do hai nguyên nhân chính:
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, ho, tiêu chảy…, thường xuyên, kèm theo việc dùng thuốc kháng sinh nhiều lần, quá liều lượng gây giảm lượng kẽm trong cơ thể trẻ.
- Nguyên nhân thứ 2 chính là khẩu phần ăn kém phong phú trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, thiếu hụt các thực phẩm giàu kẽm. Đặc biệt, chế biến món ăn sai cách như chiên, xào ở nhiệt độ cao cũng là nguyên nhân làm cho lượng kẽm trong thức ăn bị mất đi. Ngoài ra, trong quá trình mang thai nếu mẹ không bổ sung đủ kẽm và các vi chất cần thiết thì con sinh ra hầu như sẽ bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển.
![Trẻ bị sụt cân, suy dinh dưỡng do không được bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_bo_sung_kem_cho_tre_hay_khong_2_4e1bd176a7.jpg)
Có nên bổ sung kẽm cho trẻ thường xuyên hay không?
Thông thường, nếu nhận thấy con mình bị thiếu kẽm, các mẹ sẽ bổ sung kẽm cho con ngay lập tức. Tuy nhiên, suy nghĩ bổ sung kẽm thật nhiều và thường xuyên để trẻ phát triển tốt có phải là cách đúng hay không. Dưới đây là khuyến nghị về nhu cầu kẽm được áp dụng tại Việt Nam, các mẹ hãy tham khảo nhé.
- 2mg/ ngày đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.
- 3 mg/ ngày đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng.
- 3 mg/ ngày đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
- 5 mg/ ngày đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi.
- 8 mg/ ngày đối với trẻ từ 9 đến 13 tuổi.
- Từ 14 tuổi trở lên: 11 mg/ ngày đối với bé trai và 9 mg/ ngày đối với bé gái.
Có nên bổ sung kẽm cho trẻ trong khoảng thời gian dài hay không? Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian bổ sung kẽm tuỳ thuộc vào trọng lượng của cơ thể và mẹ chỉ nên cung cấp kẽm cho trẻ trong khoảng 2 đến 3 tháng. Thông thường trẻ nặng1kg cần uống 0,5 đến 1,5mg kẽm nguyên tố và uống kẽm sau ăn 30 phút là thích hợp nhất.
Lưu ý khi cha mẹ trả lời câu hỏi có nên bổ sung kẽm cho trẻ?
Trước khi quyết định có nên bổ sung kẽm cho trẻ hay không, bạn cần tìm hiểu những thực phẩm giàu kẽm cần có trong thực đơn hàng ngày cũng như tuân theo chỉ định bổ sung kẽm mà bác sĩ đưa ra.
Một số thực phẩm giàu kẽm bạn nên có trong bữa ăn hàng ngày của bé như: Tôm, cua, thịt, trứng, cá, các loại hạt, loại đậu, nhất là đậu nành, gan nấu chin, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng gà, sô cô la đen … Đặc biêt, các bạn cũng nên bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi,... vì nhóm này giúp tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể
![Cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ tư nhóm thực phẩm giàu kẽm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_bo_sung_kem_cho_tre_hay_khong_3_ff25f4d525.jpg)
Ngoài ra, để trẻ dễ hấp thụ và dễ uống hơn thì bạn nên bổ sung kẽm cho trẻ dưới dạng dung dịch. Thực đơn mỗi ngày phải cân bằng dinh dưỡng hợp lý và không được dùng kẽm thay thế cho bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh việc cung cấp kẽm từ món ăn hàng ngày, bạn có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng trong trường hợp trẻ kén ăn hoặc bạn không có thời gian nhiều dành cho việc chế biến món ăn. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu thực phẩm uy tín và kiểm soát liều lượng hấp thụ khi lựa chọn phương án này. Bởi vì, bổ sung quá nhiều kẽm sẽ tạo ra những tác dụng phụ gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi có nên bổ sung kẽm cho trẻ hay không. Bạn cần phải ghi nhớ nên bổ sung kẽm cho trẻ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh sổ sung quá nhiều hoặc sai cách, vì điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Thuý Nguyễn
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp