Chế độ ăn uống cho trẻ khi mắc bệnh chốc mép vào mùa Đông
Khí hậu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tay chân miệng cho trẻ, trong đó có bệnh chốc mép. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi khi thời tiết khô nóng làm môi trẻ hay bị nứt nẻ, dễ tổn thương. Khi trẻ bị mắc chốc mép sẽ rất khó chịu vì những vết mụn rộp trên môi cản trở sự ăn uống và nói chuyện thường ngày.
Những con đường lây truyền bệnh chốc mép
![Chế độ ăn uống điều độ khi mắc bệnh chốc mép vào mùa Đông](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/che_do_an_uong_dieu_do_khi_mac_benh_choc_mep_vao_mua_dong_1_b7385fdbb9.jpg)
Virus herpes là chủng virus thường gặp gây ra những bệnh da liễu, tồn tại dưới dạng ngủ âm thầm trong cơ thể người và đợi thời cơ thuận lợi sẽ tiến hành tấn công hệ miễn dịch. Bệnh chốc mép chia làm 2 dạng sau:
- Chốc mép nguyên phát: chốc mép do những vi khuẩn có trong nước bọt kẹt lại trong khóe miệng và tấn công vào những vết thương có trên môi, miệng.
- Chốc mép thứ phát: bệnh xuất phát do khi cắn nhầm, hoặc do trẻ mắc những bệnh như tay chân miệng, sởi… sau đó chuyển thành chốc mép.
Chốc mép là 1 trong những dạng điển hình bệnh do nhiễm virus herpes gây ra, tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ lây lan thông qua những con đường sau đây:
- Lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết từ những nốt mụn rộp trên cơ thể người bệnh.
- Dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ chơi... chứa vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh dễ lây lan khi trẻ đến môi trường học đường, dùng chung thức ăn hoặc ngủ chung giường với các bạn. Vì vậy các mẹ hãy cẩn thận trong những ngày cuối năm này khi đưa trẻ đến trường để tránh lây lan những bệnh như chốc mép, tay chân miệng, đau mắt đỏ… Ngoài ra khi trẻ mắc bệnh mẹ nên chủ động xin phép cho trẻ nghỉ học đến khi những vết thương đóng vảy.
![Chế độ ăn uống điều độ khi mắc bệnh chốc mép vào mùa Đông](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/che_do_an_uong_dieu_do_khi_mac_benh_choc_mep_vao_mua_dong_2_3231d3cc72.jpg)
Chế độ ăn uống khi trẻ mắc bệnh chốc mép
Chia thành nhiều bữa ăn với những thức ăn mềm, dễ tiêu
Khi mắc những bệnh ở miệng thì trẻ sẽ ăn uống khó khăn hơn, từ đó dẫn đến việc biếng ăn và bỏ bữa, vì vậy mẹ nên chế biến những món ăn mềm và dễ nuốt như cháo thịt bằm, súp, cơm, thịt mềm..
Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, khoảng 5-6 bữa một ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 3-4 tiếng để trẻ kịp tiêu hóa thức ăn và có tiếp tục nạp thêm dinh dưỡng.
Nên cho trẻ ăn khoảng 2-3 trứng mỗi tuần để bổ sung thêm protein, sắt, vitamin và khoáng chất, đồng thời trứng mềm và có hương vị thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món.
Có thể ăn nhiều thức ăn mát lạnh như nước ép trái cây với đá nhuyễn, kem trái cây giúp làm lạnh cho môi trẻ để giảm các vết loét sưng đau, tuy nhiên không nên ăn những loại kem socola, kem cacao vì dễ gây nóng.
Ăn nhiều trái cây để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất
![Chế độ ăn uống điều độ khi mắc bệnh chốc mép vào mùa Đông](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/che_do_an_uong_dieu_do_khi_mac_benh_choc_mep_vao_mua_dong_3_fd4c1acd68.jpg)
Nước dừa: nước dừa giúp dưỡng ẩm tự nhiên và cung cấp những loại axit amin, khoáng chất như canxi, chloride và kali giúp làm lành nhanh những vết thương mụn rộp do chốc mép.
Đu đủ: trong đu đủ giàu chất xơ, kali và vitamin giúp cung cấp chất dinh dưỡng và giảm sưng viêm, lại chứa vị ngọt nên trẻ rất thích.
Táo: trong táo rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa như vitamin C, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và giúp cho vết thương ở môi, mép nhanh lành hơn.
Dưa hấu: giúp tăng cường hệ miễn dịch, hồi phục vết thương và bảo vệ tế bào môi của trẻ nhờ các hoạt chất oxy hóa và hàm lượng vitamin C dồi dào.
Ngoài việc ăn sống thì mẹ có thể ép trái cây thành nước trái cây để trẻ uống, vừa giúp bổ sung nước lại giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Kiêng ăn những loại thực phẩm sau
Không ăn nhiều bánh snack mặn, bánh kẹo ngọt vì dễ làm vết thương thêm trầm trọng và lâu lành hơn.
Những thức ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên đều là thiên địch của sức khỏe nhưng lại được nhiều trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên trong giai đoạn mắc bệnh chốc mép thì mẹ không nên cho trẻ sử dụng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Không cho trẻ đụng vào những vết rộp ở miệng
Khi trẻ bị chốc mép chắc chắn sẽ rất ngứa ngáy khó chịu ở những nơi phồng rộp, tuy nhiên nếu để trẻ gãi hoặc cạy những lớp vảy sẽ làm cho vết thương nặng hơn và dễ lây lan, còn để lại vết sẹo thâm trên da.
Ngoài ra mẹ cũng nên cắt ngắn ngón tay cho bé để tránh làm trầy xước da.
Đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám
Bệnh chốc mép tuy có thể điều trị tại nhà nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng như những vết mụn nước bị loét, nhiễm trùng hoặc lan rộng ra những vùng khác những vùng khác thì mẹ nên đưa trẻ ngay đến bác sĩ để được thăm khám.
Không nên tự ý cho trẻ sử dụng những thuốc bôi ngoài da hoặc uống thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp