Cách trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam hiệu quả

Đau khớp ngón tay thường khiến bệnh nhân cảm giác khó chịu kéo dài dai dẳng. Chính vì vậy, bệnh cần sớm được chẩn đoán nguyên nhân để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam có tốt không?

Thuốc Nam là các bài thuốc tận dụng các loại thảo dược tự nhiên sẵn có mang lại công dụng giảm đau, kháng viêm cường gân, mạnh cốt cho bệnh nhân đau khớp nói chung và đau khớp ngón tay nói riêng. Ngoài giúp cải thiện triệu chứng thì thuốc Nam còn hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan.

Tuy nhiên, lưu ý là bất kỳ phương pháp chữa trị nào cũng đều có ưu và nhược điểm riêng, người bệnh cần nắm để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.

Ưu điểm

  • Hầu hết đau khớp uống thuốc Nam được xem là phương pháp lành tính, an toàn, hiếm khi gây ra tác dụng phụ ngay cả khi dùng kéo dài.
  • Nguồn nguyên liệu thường rất dễ kiếm và phù hợp với nhiều đối tượng, giúp người bệnh giảm bớt chi phí điều trị.
  • So với Tây y, bệnh nhân áp dụng bài thuốc Nam sẽ giúp hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc trong quá trình điều trị.
  • Các bài thuốc Nam thường dễ áp dụng và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Nhược điểm

  • Thuốc Nam thường phát huy tác dụng chậm, hiệu quả cũng còn nhiều hạn chế do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và sự đáp ứng của cơ địa mỗi người.
  • Thuốc Nam chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể điều trị triệt để bệnh lý nguyên nhân.
  • Nhiều loại cây thuốc Nam có thể không an toàn với các đối tượng nhất định.

5 cách trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam hiệu quả

Có nhiều thảo dược dùng chữa đau khớp ngón tay khá hiệu quả, trong đó được sử dụng nhiều nhất có các loại như lá lốt, ngải cứu, đinh lăng, cà gai leo, gừng gừng tươi. Dù là chọn loại thảo dược nào thì bệnh nhân cũng cần phải thực hiện đúng cách mới mang lại kết quả tốt nhất.

Lá lốt

Cách trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam hiệu quả 2 Các thành phần trong lá lốt có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt.

Lá lốt là loại thảo dược có vị cay nồng, tính ấm. Trong lá lốt chứa lượng lớn tinh dầu nên có mùi thơm rất đặc trưng. Theo y học cổ truyền, rất nhiều bài thuốc dùng lá lốt để phát huy công dụng chỉ thống, tiêu viêm, cường gân, mạnh cốt, tán phong hàn cũng như làm ấm cơ thể.

Các hoạt chất như Ancaloit, Beta-caryophylen, Benzylaxetat,... trong lá lốt có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt nên bệnh nhân bị đau khớp ngón tay có thể dùng lá lốt để khắc phục triệu chứng.

Có hai cách dùng lá lốt chữa thoái hóa cột sống, đau khớp ngón tay hay các bệnh lý về xương khớp như sau:

Cách thứ nhất

  • Rửa sạch lá lốt tươi, ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo;
  • Đun sôi 1.5 lít nước, cho lá lốt vào tiếp tục đun thêm 5 phút rồi tắt bếp;
  • Đổ nước lá lốt ra chậu sạch nhỏ, bỏ thêm chút muối vào nước này rồi khuấy đều;
  • Chờ nước nguội lại còn âm ấm, cho tay vào ngâm trong khoảng 10 – 15 phút;
  • Cách dùng nước lá lốt ngâm tay này bạn có thể thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày để mang lại hiệu quả giảm đau.

Cách thứ 2

  • Rửa sạch 15 - 30g lá lốt tươi, ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo, sau đó thái nhỏ;
  • Cho lá lốt vào ấm, đổ vào ấm 300ml nước, đun sôi trong khoảng 5 phút;
  • Lọc bã lá lốt bỏ, phần nước đã sắc chia làm 2 lần uống/ ngày;
  • Cách sắc lá lốt này bạn cần duy trì đều đặn trong 1 tuần liên tục.

Lưu ý: Không nên dùng lá lốt đối với người bị nóng trong người, nhiệt miệng, táo bón, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Ngải cứu

Cách trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam hiệu quả 3 Sử dụng ngải cứu cũng là một cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam

Ngoài lá lốt, người đau khớp ngón tay có thể dùng ngải cứu. Từ lâu, thảo dược này đã là một cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam được áp dụng phổ biến. Ngải cứu có vị cay hơi đắng và tính ấm, tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, tán hàn và hoạt huyết.

Bên cạnh đó, trong ngải cứu chứa nhiều thành phần có dược tính cao, điển hình là Atemose, Thujone, Sitosterol, EQuebrachitol, HInositol, Cineol và Dehydrometricaria ester. Những hoạt chất này có tác dụng giảm đau, thư giãn cơ và chống viêm hiệu quả.

Có hai cách dùng ngải cứu chữa đau khớp ngón tay như sau:

Cách thứ nhất

  • Rửa sạch một nắm ngải cứu tươi, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút, vớt ra để ráo;
  • Cho ngải cứu vào cối giã hơi nát rồi rang nóng cùng muối biển;
  • Bọc ngải cứu trong miếng vải sạch, chờ nguội bớt rồi chườm lên các khớp ngón tay bị đau trong thời gian từ 15 – 20 phút;
  • Cách làm này bạn nên thực hiện đều đặn 1 - 2 lần/ ngày.

Cách thứ 2

  • Rửa sạch 50g ngải cứu tươi, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút, vớt ra để ráo;
  • Cho ngải cứu vào ấm, thêm vào 300ml nước đun sôi khoảng 5 phút;
  • Lọc bã lá lốt bỏ, phần nước đã sắc chia làm 2 lần uống/ngày (bạn có thể thêm chút mật ong vào nước sắc ngải cứu để bớt đắng);
  • Duy trì cách làm này đều đặn trong khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày.

Lưu ý không nên sử dụng ngải cứu theo đường ăn uống cho những trường hợp sau: Phụ nữ mang thai hay cho con bú, người có vấn đề về gan, thận. Tuy nhiên, những đối tượng này vẫn có thể áp dụng các bài thuốc ngải cứu dùng ngoài.

Rễ cây đinh lăng

Cách trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam hiệu quả 4 Cây đinh lăng cũng là một vị thuốc Nam có thể tận dụng để chữa đau khớp ngón tay.

Cùng với lá lốt, ngải cứu, cây đinh lăng cũng là một vị thuốc Nam dùng trong chữa đau khớp ngón tay (rễ cây đinh lăng đặc biệt phù hợp với những người bị đau khớp ngón tay do hàn khí và phong thấp). Chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam, điển hình là đinh lăng là giải pháp an toàn, lành tính và mang lại những cải thiện đáng kể.

Các hoạt chất saponin, acid amin và nhiều vitamin trong rễ đinh lăng còn giúp giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu và hỗ trợ chữa lành tổn thương từ trong khớp xương.

Cách sử dụng

  • Rửa sạch khoảng 20g rễ đinh lăng tươi, sau đó ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng 10 phút, rửa sạch nhiều lần và sau đó thái nhỏ;
  • Cho đinh lăng vào ấm sắc, thêm vào 500ml nước rồi đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa sắc cạn đến khi còn 150ml nước thì tắt bếp;
  • Chia đều lượng nước sắc ra thành ba lần uống trong ngày;
  • Cách làm này nên duy trì đều đặn trong khoảng 7 - 10 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý không được lạm dụng và dùng quá liều do rễ đinh lăng có chứa độc tính. Phụ nữ mang thai, đang hco bú hay những người có bệnh gan mật không nên dùng rễ đinh lăng chữa đau khớp ngón tay và các chứng đau nhức xương khớp khác.

Gừng tươi

Cách trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam hiệu quả 5 Dùng gừng là một trong những cách trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam nhiều người lựa chọn.

Dùng gừng chữa đau khớp ngón tay cũng là một bài thuốc nam được áp dụng phổ biến. Gừng có vị cay nồng, tính ấm với công dụng đa dạng. Bao gồm tiêu viêm, chỉ thống, tán hàn, làm ấm xương khớp và hạ khí. Đặc biệt các thành phần hoạt chất flavonoids, gingerol và curcumin trong gừng cũng rất dồi dào.

Chúng được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó mà giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức và sưng viêm ở các khớp ngón tay.

Cách sử dụng

  • Gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn;
  • Đun sôi 1.5 lít nước, cho gừng vào khuấy đều rồi tắt bếp;
  • Đổ nước gừng ra chậu nhỏ, chờ cho bớt nóng;
  • Dùng ngâm tay khoảng từ 15 – 20 phút;
  • Cách làm này có thể áp dụng từ 1 - 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam từ gừng rất đơn giản và tiện dụng nên phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai, đang nuôi con bú hay những người mắc phải các bệnh lý tiềm ẩn.

Cà gai leo 

Cách trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam hiệu quả 6 Chữa đau khớp ngón tay bằng cà gai leo là bài thuốc Nam rất dễ áp dụng.

Chữa đau khớp ngón tay bằng cà gai leo là bài thuốc Nam rất dễ áp dụng. Ngoài giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng thì còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp liên quan. Điển hình như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Hàm lượng alkaloid và flavonoid trong cà gai leo rất dồi dào. Hai thành phần hoạt chất này đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm và giảm đau tự nhiên rất tốt.

Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị thì nên kết hợp cà gai leo với kế huyết đằng. Đây là vị thuốc có tác dụng bổ huyết, chỉ thống, hoạt lạc và làm mạnh gân xương rất hữu hiệu.

Cách sử dụng

  • Rửa sạch 10g cà gai leo và 10g kê huyết đằng, để ráo nước;
  • Cho lên chảo sao vàng hạ thổ rồi cho vào ấm sắc;
  • Thêm vào 1 lít nước đun sôi rồi hạ lửa đun thêm 20 phút;
  • Loại phần bã thuốc, chia nước sắc làm 3 lần uống/ngày;
  • Bài thuốc này nên duy trì đều đặn ít nhất 7 - 10 ngày để nhận được kết quả tốt nhất.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 



Chat with Zalo