Cách phòng bệnh viêm dây thanh quản ở trẻ khi mùa đông đến

Virus, vi khuẩn chính là thủ chính gây bệnh viêm dây thanh quản cho trẻ, trong khi thời tiết lạnh chỉ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Cách tốt nhất để phòng bệnh là có chế độ sinh hoạt và ăn uống đúng cách để bảo vệ trẻ khi mùa đông đến. 

Bệnh viêm dây thanh quản là gì?

Cách phòng bệnh viêm dây thanh quản ở trẻ khi mùa đông đến 1Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng

Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng. Những dạng bệnh viêm dây thanh quản ở trẻ: 

Viêm thanh quản hạ thanh môn: Bệnh thường xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi họng kéo dài, từ đó đột ngột xuất hiện triệu chứng khó thở thanh quản vào ban đêm ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi. Bệnh khiến trẻ ho khan, sau đó trở nên trầm và cứng hơn những không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Lúc này trẻ cần được đưa đi bác sĩ nhanh chóng nhưng không nên vào  thanh quản lúc này vì có thể làm trẻ kích thích gây co thắt thanh quản, khó thở sẽ nặng thêm.

Viêm thanh quản co thắt: Viêm và phù nề khu trú ở vùng dưới của cuống họng, co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở. Những cơn co thắt này thường kéo dài 60 giây, không đủ dài để gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nhưng cũng khiến trẻ rất sợ hãi vì dây thanh âm đột nhiên co lên hoặc đóng lại khi hít vào, ngăn chặn luồng không khí vào phổi khiến trẻ không thở được. Những cơn cơ thắt thường xảy ra nửa đêm về sáng khiến trẻ khó để có được một giấc ngủ ngon và có lúc không thể nói hoặc thở được trong một vài giây. 

Những triệu chứng co thắt thanh quản có thể khiến cuộc sống của trẻ bị đảo lộn, nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây nguy hiểm. Do thanh quản là nơi hẹp nhất của đường thở nên nếu tắc nghẽn đường thở có thể khiến trẻ hôn mê và tử vong.

Viêm thanh nhiệt: Nắp thanh nhiệt bị sưng nề, nuốt đau, khó thở tăng tiết, nhiều nước bọt gây khó thở. Chúng có thể diễn tiến trong vòng vài giờ đến vài ngày khiến trẻ bị đau họng, khàn giọng, nói khó, sốt, nuốt đau, nhịp tim nhanh, khó thở. Thông  thường một triệu chứng khá đặc thù của viêm thanh nhiệt là khi hít ngủ trẻ sẽ nghiêng mình về phía trước, đầu và mũi cúi về trước và hướng lên trên.

Cách phòng bệnh viêm dây thanh quản ở trẻ khi mùa đông đến

Cách phòng bệnh viêm dây thanh quản ở trẻ khi mùa đông đến 2Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng

Giữ ấm cơ thể cho trẻ

Vào mùa đông, không khí lạnh dễ làm trẻ dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng dẫn đến viêm dây thanh quản. Vì thế mẹ cần cho trẻ mặc quần áo đủ ấm; tránh nhiễm lạnh do mưa, quàng khăn giữ ấm, tránh gió lạnh vào ban đêm.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhanh trong vòng vài phút trong phòng kín gió, sau đó lau khô nhanh và cho trẻ mặc quần áo vào ngay để tránh nhiễm lạnh. Ban đêm cũng nên chú ý nhiệt độ trong phòng, không nên bật quạt thẳng vào chỗ trẻ ngủ. Phòng ngủ nên thoáng mát, giữ mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28 độ C.

Mật ong cũng có thể chữa viêm họng viêm thanh quản, vì thế mẹ có thể cho trẻ em uống mật ong trước khi đi ngủ để hạn chế những cơn ho vào ban đêm. Ngoài ra việc hít các tinh dầu thông mũi như bạc hà cũng mang lại cảm giác mát lạnh trong mũi, giảm các triệu chứng viêm họng và ho. 

Phòng tránh lây nhiễm viêm họng

Cách phòng bệnh viêm dây thanh quản ở trẻ khi mùa đông đến 3Khi trẻ bị viêm họng mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để được điều trị kịp thời

Khi trẻ bị viêm họng, mẹ không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đi khám bệnh để được điều trị kịp thời bằng thuốc kết hợp với thuốc khử trùng họng. Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì trẻ phải được uống đủ liều, ngay cả khi những triệu chứng của bệnh viêm họng đã thuyên giảm thì mẹ không cũng không nên cho trẻ ngưng uống thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống bệnh tái phát,

Cho trẻ uống nước đầy đủ

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ, vì thế mẹ nên cho con uống nước đầy đủ. Đặc biệt khi trẻ ra ngoài chơi hoặc đi học thì mẹ nên khuyến khích trẻ mang theo bình nước bên người và dặn trẻ nhớ uống nước ấm khi ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn.

Mẹ cũng nên bổ sung những loại nước trái cây hoặc các loại nước ép rau củ quả vào khẩu phần ăn hằng ngày của con, bên cạnh đó là những loại hoa quả có hàm lượng nước cao như cần tây, dưa hấu, dưa chuột để bổ sung nhiều nước và chất dinh dưỡng cho trẻ.

Loại bỏ mọi nguy cơ gây cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ

Hạn chế trẻ tiếp xúc với những virus trong không khí bằng cách rửa tay sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh, không được cho tay vào miệng.

Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi, ô nhiễm. Sau khi về nhà thì nên vệ sinh tay chân sạch sẽ, sau đó vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối loãng để diệt hết vi khuẩn gây bệnh. 

Bệnh viêm họng gây nên viêm dây thanh quản rất dễ lây nên trẻ cần được cách ly khỏi những người đang bị viêm tai mũi họng, nếu trong lớp có trẻ đang bị bệnh thì mẹ nên cho con nghỉ học để tránh lây bệnh. 

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng khoa học là phương pháp tuyệt vời để phòng chống mọi bệnh tật, trong đó có bệnh viêm dây thanh quản khi mùa đông đến. Bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, trái cây chứa nhiều vitamin C, sữa chua và các nhóm thực phẩm tinh bột, chất béo, chất xơ, protein. Đồng thời mẹ cũng phải đảm bảo vệ sinh ăn uống của con, ăn chín uống sôi, tránh ăn những thức ăn nhanh hoặc thức ăn được chế biến sẵn. 

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo