Cách chữa tụt canxi tại nhà và làm gì để phòng tránh chứng tụt canxi?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tụt canxi mà chủ yếu là do không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Hoặc người bị tụt canxi do mắc hội chứng giảm hấp thu mãn tính, dùng thuốc lợi tiểu dạng furosemid, mắc các rối loạn nội tiết, suy tuyến cận giáp.
Nguyên nhân và triệu chứng của tụt canxi
Nguyên nhân dẫn đến tụt canxi
Biết được nguyên nhân sẽ giúp bạn dễ dàng phòng tránh cũng như chữa bệnh tụt canxi tại nhà hiệu quả hơn. Tụt canxi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu là ở người lớn tuổi, do nhiều nguyên nhân mà nguy cơ tụt canxi ở người lớn tuổi cao hơn là:
- Không được bổ sung canxi đầy đủ trong một thời gian dài.
- Sử dụng thuốc mà tác dụng phụ làm giảm hấp thu canxi.
- Trong thực đơn ăn uống hàng ngày không có thực phẩm chứa canxi.
- Xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố, thường gặp ở phụ nữ.
- Do di truyền.
Ở độ tuổi trung niên, phụ nữ cần được bổ sung canxi sớm hơn nam giới, nhất là khi phụ nữ đến giai đoạn mãn kinh. Ở thời kỳ mãn kinh, phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ canxi để đề phòng loãng xương, sự suy giảm nội tiết tố cũng như chứng tụt canxi.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân của tụt canxi trong máu cũng do suy dinh dưỡng và cơ thể hấp thu kém. Sự suy dinh dưỡng ở đây là bạn ăn không đủ chất, còn kém hấp thu là ăn đủ chất nhưng cơ thể lại không thể hấp thu các loại vitamin và khoáng chất trong các loại thực phẩm mà bạn đưa vào cơ thể.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng tụt canxi bao gồm:
- Hấp thu canxi khó khăn do cơ thể thiếu vitamin D.
- Đang sử dụng các thuốc điều trị nồng độ canxi trong máu cao, cũng như một số loại thuốc như phenytoin, phenobarbital, rifampin.
- Người tụt canxi trong máu bị viêm tụy.
- Magie trong máu tăng hoặc giảm.
- Phosphate máu tăng.
- Bị sốc nhiễm trùng.
- Người bệnh bị suy thận.
- Người tụt canxi do đang dùng một số loại thuốc hóa trị.
- Người sau khi phẫu thuật bệnh cường cận giáp có nguy cơ tụt canxi trong máu do hội chứng đói xương.
Dấu hiệu tụt canxi
Sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào khi tụt canxi ở giai đoạn đầu. Khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn thì sẽ xuất hiện những triệu chứng tụt canxi sau đây:
- Người tụt canxi sẽ xuất hiện tình trạng nhầm lẫn, trí nhớ giảm sút.
- Các cơ bắp bị co cứng.
- Mặt, tay, chân có dấu hiệu tê, ngứa.
- Người tụt canxi dễ bị phiền muộn, hay bị vọp bẻ, xuất hiện ảo giác.
- Xương giòn dễ gãy, móng bị yếu giòn, tóc mọc chậm, da cơ thể bị mỏng.
- Đối với người khỏe mạnh bị tụt canxi có thể xuất hiện tình trạng co giật.
Khi cơ thể bạn hay người xung quanh xuất hiện những triệu chứng nêu trên thì nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để chữa bệnh tụt canxi đúng cách và kịp thời.
Cách chữa tụt canxi tại nhà và cách phòng tránh
Cách chữa bệnh tụt canxi tại nhà
Khi gặp trường hợp có người bị tụt canxi thì bạn cần phải thật bình tĩnh để đỡ người bệnh nghỉ ngơi nơi mát mẻ, giữ cho người tụt canxi tỉnh táo bằng cách vỗ nhẹ hai má. Trong trường hợp bệnh nhân ngất lâu thì nên ấn huyệt ở giữa mũi và miệng (hay còn gọi là huyệt nhân trung).
Dùng viên canxi sủi, đợi thuốc hòa tan thì đút cho người bệnh uống. Nếu hai hàm người bệnh cứng lại thì nên cố gắng đút bằng thìa hoặc đánh thức người tụt canxi dậy.
Đối với những trường hợp nặng hơn thì tốt nhất nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được chữa bệnh tụt canxi đúng cách, tránh những hậu quả không mong muốn.
Phòng ngừa tụt canxi
Để phòng ngừa tụt canxi thì cách tốt nhất là phải bổ sung canxi đầy đủ. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn tránh khỏi tình trạng tụt canxi mà bạn có thể tham khảo.
- Bổ sung canxi bằng cách ăn các loại thực phẩm nhiều canxi như tôm, cua, sò, đậu nành, rau ngót, mộc nhĩ và các loại sữa tươi.
- Hạn chế sử dụng cà phê, rượu và muối vì những chất này sẽ kìm hãm cơ thể hấp thu canxi.
- Bổ sung vitamin D qua da bằng cách tắm nắng để từ đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi hơn.
- Không nên nhịn đói vì nhịn đói chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tụt canxi trong máu.
- Chú ý tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng.
Một lối sống lành mạnh, với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể bạn không chỉ phòng tránh được tụt canxi mà còn nhiều căn bệnh khác nữa. Khi có dấu hiệu của tụt canxi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chữa bệnh đúng cách. Không được tự ý chữa bệnh tụt canxi tại nhà bằng viên sủi canxi khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Hoàng Minh