Các tương tác và rủi ro khi sử dụng Vitamin K
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu và chuyển hóa xương trong cơ thể. Nếu chúng ta sử dụng một cách tự do rất có thể xảy ra những tương tác, rủi ro với loại vitamin này. Để hiểu hơn về vitamin K hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vitamin K là gì?
Tên Vitamin K (hay còn gọi là Koagulation Vitamin) bắt nguồn từ tiếng Đức. Đây là một loại vitamin thường được tìm thấy trong các loại rau lá có màu xanh, bông cải xanh và cải Brussels.
Vitamin K được sử dụng nhiều trong các vấn đề đông máu hoặc đảo ngược tác dụng của warfarin. Một số loại vitamin K còn được sử dụng làm thuốc ở nhiều nơi thế giới. Trong đó Vitamin K1 là loại vitamin K được ưa chuộng hơn vì chúng chứa ít độc tố và hoạt động nhanh hơn trong một số điều kiện nhất định. Ngoài ra loại vitamin này cũng được sử dụng cho nhiều tình trạng khác, mặc dù chưa có bất kỳ một bằng chứng khoa học nào để hỗ trợ hầu hết các công dụng này.
Vitamin K được sử dụng nhiều trong các vấn đề đông máu
Vậy chứng năng của vitamin K là gì?
Có thể nói Vitamin K có chức năng như một coenzym cho carboxylase phụ thuộc vào vitamin K, một loại enzyme cần thiết để tổng hợp các protein liên quan đến quá trình cầm máu (đông máu) và chuyển hóa xương, và các chức năng sinh lý đa dạng khác.
Ngoài ra, vitamin K ăn vào sẽ được kết hợp thành các mixen hỗn hợp thông qua hoạt động của các enzym tuyến tụy và mật, được hấp thụ bởi các tế bào ruột của ruột non. Từ đó, Vitamin K được kết hợp với chylomicron, được tiết vào mao mạch bạch huyết, vận chuyển đến gan và được đóng gói lại thành các lipoprotein mật độ rất thấp. Vitamin K có trong gan và các mô khác của cơ thể, bao gồm não, tim, tuyến tụy và xương.
Trong tuần hoàn, Vitamin K được vận chuyển chủ yếu trong các lipoprotein. Vitamin K được chuyển hóa và đào thải nhanh chóng.
Các tương tác sau khi sử dụng Vitamin K
Mặc dù một số loại thuốc nhất định hoàn toàn không nên được sử dụng cùng nhau, trong những trường hợp khác hai loại thuốc khác nhau có thể chúng được sử dụng cùng nhau vì cũng có lúc chúng xảy ra tương tác với nhau.
Một số thuốc không được sử dụng cùng với thời điểm ăn thực phẩm vì chúng có thể xảy ra tương tác với nhau. Hãy hỏi các chuyên gia hoặc thảo luận với Bác sĩ của bạn để biết được cách sử dụng thuốc với thức ăn hoặc các chất kích thích để có một ý kiến đúng khi thực hiện.
Nhiều loại thuốc có thể cản trở tác dụng của Vitamin K. Chúng bao gồm thuốc kháng axit, thuốc làm loãng máu, kháng sinh, aspirin và thuốc điều trị ung thư, co giật, cholesterol cao và các bệnh khác.
Các tương tác sau khi sử dụng Vitamin K
Vậy tác dụng phụ của vitamin K là gì?
Vitamin K thường có rất ít tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường nào khi dùng thuốc này, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn ngay lập tức. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc này, hãy nhớ rằng họ đã đánh giá rằng lợi ích mang lại cho bạn lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ.
Lưu ý, nếu bạn có xuất hiện các triệu chứng sau đây: Nổi phát ban, ngứa hoặc sưng đặc biệt ở bộ phận như: Mặt, lưỡi, cổ họng. Cơ thể bị hoa mắt chóng mặt, khó thở thì mau đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời.
Có những rủi ro nào khi dùng Vitamin K?
Thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin được sử dụng để ngăn ngừa các cục máu đông có hại có thể cản trở lưu lượng máu đến não hoặc tim. Khi đột ngột làm tăng hoặc đột ngột làm giảm đi lượng Vitamin K có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến tác dụng của thuốc này.
Thuốc giảm cholesterol cản trở sự hấp thụ chất béo. Chất béo trong chế độ ăn cần thiết để hấp thụ vitamin K, vì vậy những người đang dùng thuốc này có thể có nguy cơ thiếu hụt cao hơn.
Một phương pháp tốt nhất là lúc nào cơ thể của chúng ta cũng phải đầy đủ các chất dinh dưỡng để được cân bằng bằng cách bổ sung các loại trái cây rau củ quả. Các chất bổ sung hãy thận trọng bổ sung khi cơ thể thiếu hụt, và hãy hỏi các chuyên gia y tế để được giám sát.
Những thực phẩm nào bổ sung Vitamin K?
Vitamin K được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm một số loại thực phẩm phổ biến sau:
- Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và rau diếp;
- Dầu thực vật;
- Một số loại trái cây, chẳng hạn như quả việt quất và quả sung;
- Thịt, pho mát, trứng và đậu nành;
- Sốt salad làm bằng dầu đậu nành hoặc dầu hạt cải.
Những thực phẩm nào bổ sung Vitamin K
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về Vitamin K cũng như các tương tác và rủi ro khi sử dụng loại chất này. Từ đó có thể chọn lọc cách bổ sung Vitamin K sao cho hiệu quả nhất.
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)