Bướu cổ thiếu chất gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bướu cổ là một bệnh lý khá phổ biến mà nhiều người có khả năng sẽ mắc phải. Trong bài viết này hãy cùng Hà An tìm hiểu xem bướu cổ thiếu chất gì? Triệu chứng nhận biết cũng như cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này nhé.

Bướu cổ thiếu chất gì?

Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều người khi nhắc đến căn bệnh bướu cổ. Thật ra có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh bướu cổ và việc thiếu chất i-ốt chỉ là một trong những nguyên nhân đó. Cụ thể bệnh bướu cổ thường được hình thành bởi những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Những rối loạn bẩm sinh có tính chất di truyền liên quan đến tuyến giáp tiềm ẩn trong cơ thể của người bệnh ngay từ khi vừa mới sinh ra.
  • Cơ thể bị thiếu hụt lượng muối i-ốt cần thiết khiến tuyến giáp phải gia tăng kích thước để bù đắp cho việc sản xuất lượng hóc–môn bị thiếu hụt. Việc tuyến giáp gia tăng kích thước sẽ gây ra bướu cổ.
  • Sử dụng thường xuyên các loại thức ăn hoặc chế phẩm thuốc có tác dụng ức chế việc tổng hợp hóc–môn của tuyến giáp cũng là một nguyên nhân thường thấy gây nên căn bệnh bướu cổ.
  • Ngoài ra đối với phụ nữ khi nội tiết tố bị kích thích mạnh (lúc mang thai, cho con bú,...) hoặc những người có tiền sử mắc các chứng bệnh về tuyến giáp cũng có nguy cơ mắc bướu cổ cao hơn so với người bình thường.

Bướu cổ thiếu chất gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa 1 Khi được hỏi bướu cổ thiếu chất gì thì chúng ta nghĩ ngay đến muối i-ốt

Như vậy có thể thấy nguyên nhân gây ra tình trạng bướu cổ khá đa dạng, chính vì vậy việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để có hướng chữa trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng.

Các yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bướu cổ, bao gồm thiếu iod, thiếu hụt protein và năng lượng sẽ tác động lên tình trạng bệnh bướu cổ. Do đó, dựa trên những yếu tố này mà nguyên tắc ăn uống cho người bướu cổ bao gồm:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu iod như hải sản, sò, ngao,… và quan trọng nhất là muối iod có hàm lượng nhất định, thường xuyên.
  • Tránh các thực phẩm làm giảm hấp thu iod.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý giàu vitamin, năng lượng, đủ hydrocacbon và protein.

Những nguyên tắc ăn uống này sẽ giúp người bệnh bổ sung chất hợp lý.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh bướu cổ

Ở giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng của bệnh bướu cổ thường không rõ ràng và khó xác định chính xác. Giai đoạn này người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, cảm giác cổ họng hơi bị vướng,... Những triệu chứng này thường giống với nhiều bệnh lý khác nên người bệnh thường không để ý kỹ.

Một thời gian sau, khi bướu trở nên to hơn, người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng hơn các triệu chứng như:

  • Có cảm giác cổ họng và mắt hơi lồi ra, luôn có cảm giác vướng và đau khi nuốt;
  • Thường cảm thấy khó thở, đặc biệt là ở tư thế nằm;
  • Giọng nói bị thay đổi và trở nên khàn hơn;
  • Thường xuyên ho và có cảm giác bị nghẹn ở cổ họng…

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn sau thì thường kích thước của bướu cổ đã khá to và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Lúc này người bệnh cần lập tức đi khám để bác sĩ có thể đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất với tình trạng của bệnh.

Bướu cổ thiếu chất gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa 2 Các triệu chứng của bướu cổ ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng

Các phương pháp điều trị bướu cổ

Bướu cổ là một bệnh lý phát triển qua nhiều giai đoạn, chính vì vậy cũng có nhiều cách điều trị bệnh này dựa vào hiện trạng cụ thể của từng người bệnh. Chung quy lại thì có ba phương pháp điều trị bướu cổ chủ yếu sau đây:

  • Sử dụng các loại thuốc uống để điều chỉnh lượng hóc-môn ở tuyến giáp về mức độ bình thường, chữa trị các nhiễm trùng (nếu có) để cơ thể dần trở về trạng thái bình thường. Trong quá trình này cần thường xuyên kiểm tra lượng hóc-môn để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thuốc và đưa ra các phác đồ phù hợp tiếp theo.
  • Nếu kích thước của bướu cổ đã khá lớn và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày (gây khó thở, khó nuốt,…) thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.
  • Khi bướu cổ phát sinh do các tế bào ung thư hoặc nghi ngờ ung thư tại tuyến giáp thì cần xạ trị để tiêu diệt triệt để các tế bào này, tránh ảnh hưởng và di căn sang các tế bào khỏe mạnh khác.

Cách phòng ngừa căn bệnh bướu cổ

Theo các nghiên cứu khoa học thì có đến hơn 80% các trường hợp bướu cổ đều lành tính và không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên tình trạng bướu cổ cũng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy để phòng ngừa căn bệnh bướu cổ thì mọi người nên ghi nhớ các lưu ý sau:

  • Có kế hoạch bổ sung muối i-ốt đầy đủ trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Các loại thức ăn nhiều i-ốt như hải sản hoặc các loại nước chấm được chế biến từ hải sản nên được ưu tiên sử dụng một cách phù hợp.
  • Nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu của bệnh, cần phải lập tức bổ sung muối i-ốt trong chế biến và nấu nướng các món ăn hàng ngày để bổ sung đầy đủ lượng i-ốt mà cơ thể cần.
  • Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất một năm một lần để có thể phát hiện các triệu chứng của bệnh bướu cổ một cách sớm nhất, giúp việc xử lý nhanh chóng, đơn giản và đạt hiệu quả cao.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục với cường độ phù hợp với thể trạng của bản thân để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp đề phòng và hạn chế nhiều chứng bệnh trong đó có cả bướu cổ.
Bướu cổ thiếu chất gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa 3 Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ một cách có hiệu quả

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến bệnh bướu cổ, bổ sung kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn. Hãy thường xuyên truy cập website của Hà An Pharmacy để theo dõi những thông tin bổ ích, thiết thực giúp bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình một cách hiệu quả nhất nhé.

Trung Kiên

Nguồn tổng hợp



Chat with Zalo