Biểu hiện và cách chữa trị bệnh dị ứng xi măng
Dị ứng xi măng hay tình trạng xi măng “ăn” da là biểu hiện viêm da dị ứng, gây nhiều tác hại cho người bệnh. Do đó, bạn phải có cách chữa trị bệnh dị ứng xi măng kịp thời.
1.Bệnh dị ứng xi măng là gì?
Dị ứng xi măng là tình trạng viêm da dị ứng do phải tiếp xúc thường xuyên với xi măng trong một thời gian dài. Trong xi măng có chứa nhiều thành phần ăn mòn rất mạnh, khiến da tay bạn khi tiếp xúc trực tiếp với xi măng có thể bị tác động, làm ăn mòn cấu trúc da.
Những vị trí tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với xi măng thường là tay, lòng bàn tay, phần bắp chân, chân, lòng bàn chân…những vùng da mỏng, khiến da bị tác động. Thời gian đủ để gây ra bệnh dị ứng xi măng thường là từ 3 tháng tời 1 năm nếu tiếp xúc với xi măng liên tục. Triệu chứng có thể kéo dài mãi mãi nếu bạn không có cách chữa trị bệnh dị ứng xi măng, cũng như tiếp tục tiếp xúc với xi măng thường xuyên không bảo hộ.
2. Biểu hiện của bệnh dị ứng xi măng
Khác với các bệnh dị ứng ngứa khác, thời gian xuất hiện triệu chứng dị ứng xi măng thường khá muộn, từ 2-3 tuần sau thời gian tiếp xúc xi măng. Sau những biểu hiện ban đầu xuất hiện, cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với xi măng nữa, triệu chứng bệnh dị ứng sẽ tự biến mất.
Những biểu hiện bệnh sẽ xuất hiện nhiều ở các vùng tiếp xúc với xi măng nhiều nhất như: đầu ngón tay, ngón chân và lòng bàn tay, bàn chân… với các tổn thương như sau:
- Nổi các vết mẩn đỏ, ngứa nhiều, mụn nước
- Xuất hiện các mảng vẩy ngứa, da nhẵn nhưng khô ráp và tạo cảm giác da dày, thô hơn
- Da ngày càng khô, bong tróc vẩy, nứt da và rạn da… dẫn đến tình trạng bội nhiễm, lở loét nặng, gây khó khăn khi tiếp xúc với các vật hoặc cầm nắm…
Những đối tượng bị bệnh dị ứng xi măng nhiều nhất thường là những người làm nghề công nhân xây dựng. Đây là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với xi măng, đặc biệt là vữa -loại xi măng đã được trộn, trong thời gian dài và liên tục.
3. Cách chữa trị bệnh dị ứng xi măng
Khi không tiếp xúc với xi măng nữa thì cơ thể sẽ tự chữa lành các biểu hiện dị ứng. Còn nếu vẫn cứ thường xuyên tiếp tục tiếp xúc trực tiếp với xi măng, tình trạng dị ứng vẫn sẽ kéo dài, gây ra những cản trở khi sinh hoạt.
Nếu vì điều kiện bắt buộc phải tiếp xúc với xi măng thường xuyên. Bệnh nhân cần áp dụng các cách chữa bệnh dị ứng xi măng, với các loại thuốc bôi và thuốc uống, để hạn chế tình trạng lở lét ở da.
Dùng thuốc Tây, thuốc bôi da tay
Bệnh nhân sẽ được tư vấn tiêm K –cort, triamcinolon… để giảm tình trạng ngứa dị ứng cà lở loét. Khi áp dụng cách chữa bệnh dị ứng xi măng này nên kết hợp với sử dụng thuốc ức chế sản sinh histamin (yếu tố chính gây ra các tình trạng dị ứng ở người, cũng như các loại thuốc bôi). Tuy vậy, không nên tự sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để phòng nguy cơ bệnh phát triển mạnh mẽ.
Dùng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với xi măng
Trong giai đoạn có biểu hiện dị ứng xi măng, nên kiêng nước. Nếu da có vết thương hở thì nên hạn chế tiếp xúc nước và xi măng ở những vùng này. Quá trình làm việc nên dung găng tay dày, ủng bảo hộ để ngăn các nguy cơ tiếp xúc với xi măng.
Dị ứng xi măng là tình trạng dị ứng gặp nhiều ở các công nhân xây dựng. Bởi vì, ngay khi có những biểu hiện dị ứng, bạn phải có cách chữa trị bệnh dị ứng xi măng cũng như bảo hộ các phần bị dị ứng kĩ càng để hạn chế nguy cơ bị ăn mòn da nhanh chóng hơn.
Thanh Hoa