Bị đau mắt đỏ tiêm thuốc gì? Có nên hay không?

Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt nhưng dễ tái lại nhiều lần. Nhiều người tự hỏi bị đau mắt đỏ tiêm thuốc gì để điều trị dứt điểm? Có nên hay không?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt và có ghèn. Bệnh thường khởi phát ở một mắt sau lây sang mắt còn lại.

Bệnh đau mắt đỏ có thể chữa trị được không?

Hiện nay, bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại. Hầu như các trường hợp có thời gian đau mắt đỏ khỏi sau 5-7 ngày mà không cần bất cứ bước trị liệu nào. Nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt như nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý có thể làm giảm cơn đau mắt.
Khi đau mắt đỏ xảy ra do sự viêm nhiễm, thông thường là do virus gây ra, trường hợp này thuốc kháng sinh không có tác dụng bệnh trạng có thể kéo dài vài ngày rồi hết. Các loại thuốc nhỏ mắt sẽ không chữa chứng đau mắt đỏ, nhưng lại có thể giúp giảm chứng ngứa và kích ứng ở mắt.

Bị đau mắt đỏ tiêm thuốc gì? Có nên hay không? 1Hầu như các trường hợp bị đau mắt đỏ đều tự khỏi sau 5-7 ngày.

Đau mắt đỏ tiêm thuốc gì? Có nên hay không?

Khi bị đau mắt đỏ tiêm thuốc gì để nhanh khỏi là điều hoàn toàn không cần thiết. Như đã nói hiện tại chưa có đặc trị bệnh do virus gây ra. Một vài bệnh nhân có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho... tuy nhiên, đó chính là triệu chứng xâm nhập của virus vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết nên có thể khỏi sau vài ngày. Do vậy, bạn không cần tìm hiểu nhiều về việc đau mắt đỏ tiêm thuốc gì. Thuốc chống sưng nề, chống viêm sưng không có tác dụng thực tế mà chỉ làm cho bệnh nhân yên tâm hơn.

Nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% làm sạch rỉ mắt, làm dịu mắt đang bị cộm rát khó chịu. Các thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax... chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virus. Đối với kháng sinh thì chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ mắt tại chỗ để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân đau mắt đỏ. Các loại kháng sinh tra mắt như: Tobramycine 0.3% (Thuốc Tobrex, Toeycine), V.rohto, Oflovid, Natamycin 0,5%, Neomycine và Polymycine B... chỉ nên dùng trong trường hợp có sự chỉ định của bác sĩ, chứ không được tùy tiện dùng bởi có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc của virus.

Bị đau mắt đỏ tiêm thuốc gì? Có nên hay không? 2Nhỏ nước muối sinh lý 0.9% rửa rỉ mắt, làm dịu mắt đang bị cộm rát khó chịu.

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh

Cách tốt nhất để không phải tìm hiểu đến đau mắt đỏ tiêm thuốc gì đó là phòng bệnh:

  • Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên với xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Không dụi tay lên mắt, đặc biệt khi tay bẩn.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết.
Bị đau mắt đỏ tiêm thuốc gì? Có nên hay không? 3Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết từ thịt, cá, rau, củ quả...
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như : khăn mặt, chậu rửa mặt, thuốc nhỏ mắt… với người khác, đặc biệt là người có nguy cơ mắc bệnh đau mắt.
  • Đeo kính khi ra đường để tránh bụi bẩn.
  • Nên nhỏ mắt vệ sinh bụi bẩn sau một ngày lao động và học tập bằng dung dịch Natri Clorid 0.9%.

Hường



Chat with Zalo