Bệnh thủy đậu và phỏng dạ có phải là một không?

Theo thống kê, hiện nay số người mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng ngày càng gia tăng trên khắp các vùng miền của cả nước ta. Nhưng liệu bệnh thủy đậu và phỏng dạ có phải là một không?

Câu hỏi bệnh thủy đậu và phỏng dạ có phải là một không đang được rất nhiều người băn khoăn thắc mắc vì không biết mình có phải đang mắc bệnh không và cần điều trị như thế nào? Ngay sau đây những chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe cũng sẽ đưa ra cho bạn một số những thông tin quan trọng đây nhé!

Thực tế bệnh thủy đậu và phỏng dạ đều là một. Từ xa xưa, với dân miền Bắc thường gọi bệnh thủy đậu là phỏng dạ, còn dân miền Nam lại quen gọi là bệnh trái dạ. Nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu là do một loại virus, người bệnh chính là nguồn lây duy nhất.

Bệnh thủy đậu và phỏng dạ có phải là một không?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu là do một loại virus, người bệnh chính là nguồn lây duy nhất

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra (bao gồm cả bệnh zona), bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em tuy vậy chúng ta vẫn bắt gặp bệnh ở những lứa tuổi khác. Bệnh thủy đậu ở người lớn thường nắng hơn so với trẻ nhỏ. 

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Sốt: Sốt nhẹ từ một đến hai ngày (37-38oC), cảm giác mệt mỏi và phát ban, đây là những dấu hiện đầu tiên của bệnh.

Các nốt phỏng: Khi bắt đầu xuất hiện sẽ là các nốt nhỏ li ty màu hồng, sau đó nổi lên da và sau khoảng 24 giờ những nốt màu hồng nhỏ li ti sẽ phỏng và mọng nước. Các nốt phỏng sẽ xuất hiện khắp cơ thể thậm chí cả da đầu và rất ngứa. Nhưng nếu điều trị tốt thì trong khoảng 4 đến 5 ngày các nốt phỏng sẽ khô dần và sau khoảng 2 tuần thì sẽ bắt đầu bong vảy.

Cách điều trị bệnh thủy đậu và bệnh phỏng dạ

Các nốt thủy đậu thường rất ngứa nếu không cẩn thận sẽ làm vỡ các nốt phỏng và làm lây lan nhanh sang những vùng khác. Cách điều trị tốt nhất là chăm sóc da và vệ sinh thật tốt để không bị nhiễm khuẩn dẫn đến các biến chứng từ mủ rồi thành sẹo lồi hoặc lõm làm mất mĩ quan thẩm mỹ.

Bệnh thủy đậu và phỏng dạ có phải là một không 1 ?

Các nốt phỏng: lúc mới xuất hiện là các nốt nhỏ li ty mà hồng

Để điều trị nhanh khỏi chúng ta nên tắm thường xuyên bằng nước ấm và chỉ nên dùng các loại xà bông trung tính. Dùng dung dịch calamine làm dịu vết phỏng. Dùng chlophenỉamine, fexofenadine.. để giảm ngứa. Dùng acyclovir đây là thuốc kháng virus được coi là hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian bị bệnh.

Các biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh thủy đậu và phỏng dạ

Thủy đậu nếu không được kiểm soát tốt thì sẽ gây nên những biến chứng như: bị nhiễm trùng có thể gây sẹo lồi hoặc lõm gây mất thẩm mỹ cho làn da, lúc này bạn lại mất thời gian cho việc tìm ra cách chữa sẹo thủy đậu. Đặc biệt có thể làm tổn hại đến các hệ thần kinh trung ương.

Trong quá trình bị thủy đậu nếu không kiêng khem và điều trị đúng cách và cẩn thận thì có thể dẫn đến việc vô sinh. Có một số ít trường hợp bị tử vong do để bị nặng quá sau khi đi chữa trị không kịp thời.

Mỗi người hãy ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, và đi tiêm phòng thủy đậu đặc biệt đối với các em bé. Thường những người bị thủy đậu sẽ chỉ mắc một lần duy nhất trong đời và không có dấu hiệu tái phát lần 2.

Thu Hà



Chat with Zalo