Bà mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú hay không?
Khi bà mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú hay không là câu hỏi chung của rất nhiều phụ nữ mắc bệnh trong giai đoạn đang cho con bú.
Sữa mẹ luôn là dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng khi bà mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú và trẻ có nên tiếp xúc với sữa mẹ trong thời gian mẹ mắc bệnh hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ, các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý một số điều sau.
1. Nắm rõ con đường lây lan của thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây qua đường hô hấp, khi ta ho, hắt hơi, làm bắn chất dịch ra và người nuốt phải sẽ mang bệnh. Bên cạnh đó, bệnh còn gián tiếp lây qua việc tiếp xúc với các dịch tiết khi nốt mủ, bọng nước vỡ ra hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với các nốt lở loét trên da người bệnh.
Ngoài ra, thủy đậu còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Đối với những phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ, thì con sinh ra có khả năng mắc thủy đậu hoặc hội chứng thủy đậu bẩm sinh càng lớn. Đối với các bà mẹ đang cho con bú vô tình mắc thủy đậu, trong quá trình chăm sóc trẻ, cho trẻ bú, ôm, hôn trẻ cũng sẽ khiến nguy cơ trẻ mắc bệnh càng cao.
![Bà mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú hay không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_me_bi_thuy_dau_co_nen_cho_con_bbu_hay_khong_1_0f8b0e6fed.jpg)
2. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ
Để phòng bệnh tủy đậu cho trẻ, việc đầu tiên bà mẹ bị thủy đậu đang cho con bú cần lưu ý là cách ly với trẻ. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với trẻ, cho trẻ ăn bằng cách vắt sữa và bón đổ thìa (nên để người khác thay mẹ làm việc này).
![Bà mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú hay không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_me_bi_thuy_dau_co_nen_cho_con_bu_hay_khong_3_ca522fecce.jpg)
Nếu như bé nhà bạn kiên quyết từ chối việc bú bình hay bón thìa, bạn vẫn có thể cho con mình trực tiếp ăn bú mẹ, tuy nhiên hãy đeo khẩu trang y tế và giao tiếp ít nhất có thể đối với trẻ. Ngoài ra, khi ôm trẻ, mẹ nên hạn chế để trẻ va chạm hoặc tiếp xúc với những nốt lở loét trên người sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm bệnh.
3. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Điều quan trọng mà các mẹ mắc thủy đậu trong thời kì cho con bú cần lưu ý đó là giữ gìn vệ sinh các nhân sạch sẽ để ko mang chính mầm bệnh quay trở lại và vô tình lây sang con mình. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như cắt móng tay, móng chân để tránh làm xây xước da trẻ, hay không ôm ấp cọ xát trẻ vào cơ thể mẹ. Đặc biệt là tránh tiếp xúc những vùng da có nốt thủy đậu, có thể có nguy cơ vỡ ra làm dính dịch tiết mang mầm bệnh sang trẻ.
Trong trường hợp chưa từng mắc thủy đậu trước đó thì các bà mẹ hãy chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai để kháng thể có thể theo sữa mẹ truyền sang con, bảo vệ trẻ trong những năm tháng đầu đời.
![Bà mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú hay không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_me_bi_thuy_dau_co_nen_cho_con_bbu_hay_khong_2_e483eeac86.jpg)
Uyên