Bà bầu bị tay chân miệng có sao không?

Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người trưởng thành nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng vẫn có thể mắc bệnh. Vậy bà bầu bị tay chân miệng có sao không, có gây nguy hiểm và gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không? Hãy cùng tham khảo tiếp những thông tin dưới đây để biết được câu trả lời bạn nhé.

Bà bầu bị tay chân miệng có sao không?

Bà bầu bị tay chân miệng có sao không-01Bà bầu cũng có thể mắc tay chân miệng

Trong thời gian mang thai nếu bị tay chân miệng trong 3 tháng đầu thì thai phụ có nguy cơ bị sảy thai vì bệnh gây sốt cao, tuy nhiên tỷ lệ này cũng rất ít nên các bạn cũng không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu các mẹ bầu mắc tay chân tay miệng trong khoảng thời gian không lâu trước khi sinh thì cũng có nguy cơ lây nhiễm sang con hoặc có các triệu chứng tại thời điểm sinh song trường hợp này cũng rất hiếm xảy ra.

Những điều bạn cần biết về tay chân miệng ở bà bầu

Bà bầu bị tay chân miệng có sao không-02Biểu hiện tay chân miệng ở mẹ bầu

Sau khi nhiễm mầm bệnh và trải qua thời gian ủ bệnh mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu bệnh tay chân miệng như: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên bị đau họng. Các triệu chứng này thường chỉ kéo dài từ 1-2 ngày sau đó sẽ là sự xuất hiện của các đốm đỏ rộp, vết loét trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má. Bên cạnh đó, trên da các mẹ bầu cũng đồng thời xuất hiện các nốt ban đỏ, tuy nhiên điều đặc biệt là các nốt ban đỏ này hầu như không gây ngứa và thường nằm nhiều trong lòng bàn tay và lòng bàn chân, trên mông hoặc ở cơ quan sinh dục.

Như đã trình bày ở phần trên nếu nhiễm bệnh trong thời kì mang thai 3 tháng đầu hoặc gần ngày sinh có thể gây biến chứng, do đó các bạn nên chủ động phòng ngừa nhằm đảm bảo sự khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai. Để phòng chống bệnh tay chân miệng mẹ bầu nên chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt cần tránh tiếp xúc gần với trẻ có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, bởi virus này thể lây truyền qua nước bọt, tiếp xúc gần, giống như các căn bệnh cảm cúm. Không gian sống thì cần trong lành, thoáng đãng, các phòng sinh hoạt cần được vệ sinh hằng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế sự phát triển cũng như ẩn nấp của mầm bệnh.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai các mẹ bầu cần chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Nếu thấy các triệu chứng sốt, nổi ban, nghi ngờ mắc tay chân miệng thì bạn nên đi khám ngay để được các bác sĩ tư vấn hướng điều trị kịp thời, nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ cũng như thai nhi.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc bà bầu bị tay chân miệng có sao không cũng như các thông tin cần biết về triệu chứng, cách phòng bệnh để các bạn cùng tham khảo. Hi vọng những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp các bạn chăm sóc sức khỏe thật tốt cho mình và những người thân yêu.



Chat with Zalo