3 hiểu lầm khiến tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Mai Uyên, Trưởng khoa Nội thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Gia An 115 (TP. Hồ Chí Minh), có những hiểu lầm thường gặp về đột quỵ đặc biệt là người trẻ. Bài viết sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ về căn bệnh này để có biện pháp bảo vệ bản thân.
Đột quỵ chỉ xảy ra với người già?
Đa số những người trẻ thường có suy nghĩ rằng đột quỵ hầu như chỉ xảy ra ở độ tuổi trung niên, nhất là những người cao tuổi chứ ở độ tuổi thanh thiếu niên rất hiếm gặp.
Thực tế, trước đây đột quỵ chủ yếu gặp ở nhóm người cao tuổi (độ tuổi trung bình là 50-70 tuổi), và đặc biệt có nguy cơ cao ở các nhóm đối tượng có tiền sử bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, mà không được kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ não.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/3_hieu_lam_khien_ty_le_nguoi_tre_bi_dot_quy_ngay_cang_tang_1_fb7e61e33a.jpg)
Thế nhưng, với lối sống ngày càng ít chú trọng tới sức khỏe như hiện nay, đột quỵ (cả nhồi máu não và xuất huyết não) đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Không ít trường hợp tử vong hoặc phải sống cả đời trong cảnh tàn phế chỉ sau một cơn đột quỵ, dù tuổi đời còn khá trẻ.
Còn nhớ cách đây ít ngày Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Quân đội 108, vừa tiếp nhận một cô gái 27 tuổi, ở Vĩnh Phúc bị đột quỵ sau khi tắm đêm.
Theo đó, cô gái này tắm xong lúc 22h đêm thì bất ngờ bị đau đầu dữ dội, hai tay ôm đầu. Cơn đau ngày càng dữ dội may mà có người chồng đưa đi cấp cứu kịp thời nên cô không bị liệt mà vẫn giữ được ý thức.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ chỉ định chụp MRI, cho biết: "Khi tắm đêm, huyết áp thay đổi đột ngột, nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi, tạo áp lực gây vỡ động mạch hoặc các mao mạch nên gây ra các cơn đột quỵ não". Đặc biệt, với bệnh nhân này bị dị dạng mạch máu não bẩm sinh nêntắm đêm là cơ hội để phát bệnh.
Do đó, người trẻ cần hết sức thận trọng tiếp nhận tìm hiểu các thông tin về bệnh này để kiểm soát tốt các nguy cơ, ngừa đột quỵ ngay từ còn trẻ.
Đột quỵ chỉ xảy ra ở người thừa cân, béo phì
Theo bác sĩ Uyên, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… là những bệnh lý nền góp phần làm gia tăng tình trạng đột quỵ. Chính vì thế nhiều người lầm tưởng rằng, những bệnh lý này chỉ xảy ra với người thừa cân béo phì. Thế nhưng bạn cần hết sức thận trọng vì những bệnh này hoàn toàn có thể xảy ra ở những người có cân nặng bình thường thậm chí cả người gầy.
“Tốt nhất nếu đã được chẩn đoán mắc các bệnh trên thì nên kiểm soát và điều trị tốt, tầm soát đột quỵ định kỳ để phòng tránh kịp thời”, bác sĩ Uyên cho biết thêm.
Cơn đột quỵ hoàn toàn không có dấu hiệu báo trước
Theo bác sĩ Uyên, “quan niệm các cơn đột quỵ hoàn toàn không có dấu hiệu báo trước” là một hiểu lầm về đột quỵ mà nhiều người mắc phải. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp, người bệnh sẽ xuất hiện cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), sau đó trong vòng 48 giờ hoặc sau vài tháng thì mới khởi phát cơn đột quỵ.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/3_hieu_lam_khien_ty_le_nguoi_tre_bi_dot_quy_ngay_cang_tang_2_dcff5fa4ed.jpg)
Một số triệu chứng khởi phát của cơn thiếu máu thoáng qua như: Yếu nửa người hoặc yếu chi, rối loạn cảm giác nửa người, mất thị lực,… kéo dài khoảng từ 2-20 phút. Do thời gian xảy ra các dấu hiệu đột quỵ rất ngắn và có thể tự hết nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Tốt nhất hãy nên đi khám để có biện pháp pháp phòng tránh giảm nguy cơ khởi phát cơn đột quỵ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ
Và chú ý là tập luyện thể dục, thể thao với cường độ phù hợp với thể trạng mỗi người, vận động quá mức cũng sẽ phản tác dụng, gây hậu quả xấu đối với những người đã có những bệnh lý nền về huyết áp, tim mạch, hen suyễn ....
Mất ngủ, thức khuya
Nhiều người trẻ thường có thói quen “cú đêm” nên dần hình thành thói quen ngủ muộn. Về lâu dài sẽ gây tình trạng rối loạn giấc ngủ dẫn tới mất ngủ. Trước đây, mất ngủ thường gặp ở người trên độ tuổi 60 nhưng hiện nay tình trạng này tăng nhiều ở đối tượng dưới 40 tuổi. Đây là yếu tố làm tặng nguy cơ mắc các bệnh lý có nguy cơ cao gây đột quỵ như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu...
Căng thẳng, stress kéo dài
Do áp lực về công việc, cuộc sống, gia đình mà ngày càng nhiều người trẻ bị căng thẳng stress triền miên. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cho thấy: Áp lực nhiều, làm việc trên 55 giờ mỗi tuần tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/3_hieu_lam_khien_ty_le_nguoi_tre_bi_dot_quy_ngay_cang_tang_3_2631a76de0.jpg)
Lối sống ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích
Cùng với mất ngủ, thức khuya, căng thẳng stress kéo dài thì lối sống lười vận động là những yếu tố dẫn tới nguy cơ đột quỵ tăng ở người trẻ. Tạp chí Đột quỵ của Hiệp Hội Tim mạch Mỹ công bố, tỷ lệ đột quỵ ở người lười vận động sẽ có nguy cơ tăng 20% so với những người vận động ít nhất 4 lần một tuần. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực từ việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích làm tăng huyết áp, tạo tiền đề xơ vữa động mạch dễ gây thiếu máu cục bộ khiến đột quỵ.
Do vậy, người trẻ hãy điều chỉnh lối sống, từ bỏ những thói quen xấu kể trên và tăng cường vận động cơ thể. Nhưng chú ý là tập luyện thể dục, thể thao với cường độ phù hợp với thể trạng mỗi người, vận động quá mức cũng sẽ phản tác dụng, gây hậu quả xấu đối với những người đã có những bệnh lý nền về huyết áp, tim mạch, hen suyễn ....
Thanh Hoa
Nguồn: Thanhnien.vn