10 dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị tăng động mà các phụ huynh cần biết
Đối với một số trẻ, hiện tượng nói chuyện không ngừng và khó kiểm soát được các hành vi của mình chính là dấu hiệu cho thấy trẻ bị tăng động.
1. Các dấu hiệu trẻ bị tăng động
Các bậc phụ huynh thường khó có thể phân biệt được giữa việc trẻ hiếu động hay đang có biểu hiện tăng động. Sau đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh bước đầu nhận biết được con mình có bị tăng động hay không:
- Trẻ không thể chịu đựng việc phải ngồi một chỗ mà không ngừng chạy nhảy không biết mệt mỏi. Nếu bị ép phải ngồi một chỗ trẻ sẽ nghịch ngợm xung quanh không ngừng nghỉ.
- Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường dễ nóng giận dẫn đến xô xát với chính người thân cũng như những người xung quanh.
![10 dấu hiệu đặc trưng của trẻ tăng động mà các phụ huynh cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/10_dau_hieu_dac_trung_cua_tre_bi_tang_dong_ma_cac_phu_huynh_can_biet_2_ae21afa034.jpg)
- Trẻ thường phát triển ngôn ngữ ổn định trong giai đoạn đầu nhưng càng về sau càng chậm và khó phát âm chuẩn cũng như khó diễn đạt mong muốn.
- Trẻ thường thiếu kiên nhẫn, vội vàng, hấp tấp trong mọi việc kể cả việc lắng nghe, người lớn thường chưa nói hết câu trẻ đã dứt lời làm mà không cần nghe hết câu nói.
- Trẻ tăng động có sự tập trung rất kém, trẻ nhanh chán và dễ bị xao động, trẻ đổi sở thích liên tục, hễ đang làm việc này mà có âm thanh tiếng ồn lớn liền có thể khiến trẻ xao lãng việc đang làm và tập trung sang việc khác.
![10 dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị tăng động mà các phụ huynh cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/10_dau_hieu_dac_trung_cua_tre_bi_tang_dong_ma_cac_phu_huynh_can_biet_1_e474028c67.jpg)
- Trẻ cũng ghi nhớ rất kém ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ rất nhiều cũng như phần nào hạn chế việc học nói của trẻ.
- Giấc ngủ của trẻ thường bị xáo trộn, trẻ hay giật mình tỉnh giấc hoặc rất khó ngủ.
- Trẻ sẽ muốn cầm nắm chơi với tất cả mọi thứ xung quanh bất chấp người lớn không cho phép mà chỉ cần là thứ thu hút trẻ trẻ sẽ bất chấp cầm nắm lấy, các bậc phụ huynh thường bỏ qua dấu hiệu này vì cho rằng đây là những hành động bình thường của trẻ.
- Trẻ sẽ luôn lặp lại những sai lầm và bất cẩn của bản thân do ghi nhớ kém và không tập trung vào lời nói của người khác
- Biểu hiện cuối cùng đó chính là việc trẻ hay nói những câu vô nghĩa lặp đi lặp lại và nấn mạnh như thể cố gắng nói điều gì đó với người xung quanh nhưng lại không biết diễn đạt.
2. Những cần làm khi phát hiện trẻ bị tăng động
Khi nhận ra trẻ có những dấu hiệu bị tăng động, người thân nên đưa con em mình đi khám bác sỹ để kịp thời xác định mức độ mắc bệnh của trẻ. Tăng động được chia thành ba mức độ: nhẹ, trung bình, nặng. Tuổi trung bình có thể phát hiện trẻ bị tăng động là 7 tuổi, tuy nhiên có một số trường hợp trẻ có biểu hiện trước 3 tuổi.
Nếu không được gia đình quan tâm và điều trị kịp thời, sẽ khiến trẻ phải đối mặt với một số khó khăn trong tương lai. Ngược lại, nếu trẻ được phát hiện sớm và kịp thời kiểm soát tốt căn bệnh về rối loạn hành vi này thì sẽ cải thiện được các chức năng hoạt động và học tập của trẻ.
![10 dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị tăng động mà các phụ huynh cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/10_dau_hieu_dac_trung_cua_tre_bi_tang_dong_ma_cac_phu_huynh_can_biet_5_484ac980bf.jpg)